Một cuộc điều tra mới đây của chương trình File on Four trên đài BBC Radipo 4 tiết lộ,ĐiềutrachấnđộngcủaBBCtốgiácngườiAnhdùngbằnggiảltd c1 một nhà máy sản xuất văn bằng giả hoạt động ở Pakistan đã bán hàng ngàn tấm bằng giả cho các công dân Anh.
Một phóng viên của BBC được mời mua bằng của ĐH Nixon giả mạo với giá 3.600 USD |
Chính xác, công ty Axact đã bán hơn 3.000 bằng cấp ở Anh từ năm 2013 tới năm 2014, trong đó có cả bằng tiến sĩ.
Được biết, công ty này đã lập ra hàng trăm trường đại học trực tuyến và sử dụng những bài báo giả mạo nhằm mục đích lừa các nhà tuyển dụng – những người kiểm tra các tài liệu tham khảo trong CV của ứng viên.
Axact tự nhận mình là “công ty IT lớn nhất thế giới”. Nó đã phát minh ra những cái tên như Brooklyn Park University, Nixon University, được điều hành bởi các văn phòng ở Karachi.
“Những tấm bằng giả” – chương trình điều tra được phát trên File on Four – khẳng định rằng các nhân viên y tế và ý tá được thuê bởi Cơ quan Y tế quốc gia (NHS) của Vương quốc Anh cũng nằm trong số hàng nghìn người mua bằng giả này.
“Mặc dù chúng tôi vẫn có những quy trình tốt để đóng cửa những trang web này, thì vấn đề với các trường đại học giả mạo là chúng thường được đặt trụ sở ở bên ngoài Vương quốc Anh” – bà Jane Rowley, giám đốc điều hành Cơ quan Kiểm tra dữ liệu cao cấp giáo dục đại học (HEDD), cơ quan chính thức của Vương quốc Anh phụ trách việc xác minh ứng viên và xác thực trường đại học, cho hay.
“Pakistan, Malaysia, Romani và Trung Đông là những quốc gia mà chúng tôi đã điều tra. Vì ngày càng nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi bằng cấp, nên mọi người bị cám dỗ bởi những lời đề nghị này. Chúng tôi khuyến khích nhà tuyển dụng thực hiện các biện pháp kiểm tra ứng viên thích hợp hơn để những tấm bằng giả này sẽ bị phơi bày, bởi vì nếu không ai mua chúng thì những công ty này sẽ không còn tồn tại” – bà nói.
Tấm bằng giả của ĐH Nixon được cấp cho phóng viên BBC |
Hồi tháng 5/2015, Pakistan đã mở một cuộc điều tra về Axact sau khi tờ The New York Times phát hiện ra rằng công ty này đã tạo ra ít nhất 370 website giả mạo và tuyển dụng 2.000 người.
Giám đốc điều hành của Axact được tuyên trắng án tội danh rửa tiền vào năm 2016, nhưng phó chủ tịch công ty là Umair Hamid thì bị tống giam ở Mỹ vào năm ngoái vì tội gian lận.
Axact bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc này.
Action Fraud – trung tâm báo cáo tội phạm mạng quốc gia của Vương quốc Anh – cho biết, họ không có quyền đóng cửa các website giả mạo của Axact. Qúa trình đưa ra bằng chứng phải mất khoảng vài tháng.
“Bằng giả lừa đảo cả những người học thật và các nhà tuyển dụng, vì thế chúng tôi đã đưa ra những hành động quyết định để trấn áp những người tìm cách thu lợi nhuận từ đó” – phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Anh cho hay.
Nguyễn Thảo(Theo Economic Times)