Trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua,ầncónhữngquyđịnhhướngdẫncụthểđốivớiviệcxửlýngườinướcngoàiphạmtộkeo nha cai f88 cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: “Cần có những quy định hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý người nước ngoài phạm tội. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập nên tình trạng người nước ngoài phạm tội rất phổ biến”. Vấn đề kiến nghị của cử tri được Bộ Công an có văn bản trả lời, như sau:
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, nhiều văn bản về quản lý Nhà nước đã được ban hành; trong đó, văn bản quy định về thủ tục, nhập cảnh đơn giản, dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để đầu tư, khảo sát thị trường, thăm thân nhân, du lịch... nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, có quy định cho phép các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực giá trị 15 ngày (thị thực D) cho người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam, không cần cơ quan, tổ chức trong nước bảo lãnh. Việt Nam đã ký Hiệp định song phương miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ với 56 nước trên thế giới; trong khối ASEAN (trừ Myanmar) đã miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông với thời hạn cao nhất là 30 ngày; mở rộng đơn phương miễn thị thực cho công dân nhiều nước...
Với chính sách thông thoáng, quy định về thủ tục nhập cảnh đơn giản và dễ dàng nên số lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về thành phần, với nhiều mục đích khác nhau (hàng năm có từ 4 - 5 triệu lượt người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, riêng năm 2009 có khoảng 3,5 triệu người). Hiện cả nước có khoảng 75.000 người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt nam.
Thời gian gần đây, đã xảy ra tình trạng một số người nước ngoài vào Việt Nam dưới nhiều danh nghĩa khác nhau nhằm mục đích hoạt động phạm tội. Từ ngày 1-1-2008 đến 30-6-2009, cả nước xảy ra 826 vụ phạm tội có yếu tố nước ngoài liên quan đến 1.026 đối tượng (quốc tịch Trung Quốc 593 đối tượng, Hàn Quốc 51 đối tượng, Campuchia 29 đối tượng, Iran 20 đối tượng, Lào 19 đối tượng, Thỗ Nhĩ Kỳ 17 đối tượng, không rõ quốc tịch 155 đối tượng...). Hành vi phạm tội do người nước ngoài gây ra rất đa dạng (giết người, cướp tài sản, cướp giật, trộm cắp, buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu qua biên giới, vận chuyển, mua bán tiền giả, lừa đảo rút tiền ngân hàng, kinh doanh hướng dẫn du lịch trái phép, mở cơ sở chữa bệnh trái phép, hoạt động môi giới hôn nhân trái pháp luật...); nhiều vụ có tính chất rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Lực lượng công an đã khởi tố điều tra 45 vụ với 138 bị can; bắt giam, giữ 119 đối tượng gồm 18 quốc tịch liên quan đến 23 loại tội danh.
Đối với những quy định xử lý người nước ngoài phạm tội, theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam, trừ người có thân phận ngoại giao được miễn trừ trách nhiệm hình sự, còn lại chính sách xử lý về cơ bản không có sự phân biệt giữa người nước ngoài và người Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274, Bộ luật Hình sự năm 1999) và có thể áp dụng hình phạt đặc thù là trục xuất. Ngày 23-8-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất, trong đó quy định cụ thể đối tượng bị trục xuất, quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thi hành hình phạt trục xuất, trình tự và thủ tục thi hành hình phạt trục xuất... Hơn nữa, để bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích cho công dân của quốc gia mà người phạm tội mang quốc tịch, chúng ta đã ban hành văn bản quy định riêng, cụ thể về chế độ thông tin trong việc bắt giữ, xử lý người nước ngoài phạm tội cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia đó. (Còn tiếp)
(Nguồn: VP. Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh)