Dự án bị ách tắc,ảdựánđứnghìnhchỉvìmộtmétvuôngđấtcôkeonhacai de nhà nước thất thu
Thời gian qua, thị trường BĐS TP.HCM đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn cung dự án nhà ở thương mại mới. Các chuyên gia cho rằng, việc các chủ đầu tư mất nhiều thời gian hoàn tất thủ tục pháp lý dự án là nguyên nhân chính của thực trạng này.
Từ tháng 7/2015 đến tháng 8/2018, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc công nhận chủ đầu tư đối với 170 dự án nhà ở thương mại. Trong đó, 44 dự án có quyền sử dụng đất ở, được chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư và đã được cơ quan thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị.
Phần lớn các dự án này, trước đây đã được UBND TP.HCM cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở cũ. Thực chất, chỉ có một số ít dự án có diện tích nhỏ tại các quận nội thành mới có 100% diện tích đất ở, nếu không bị vướng đất hẻm.
Nhiều dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM "đứng hình" vì đất công nằm xen cài. |
Ngoài ra, có 126 dự án có quỹ đất hỗn hợp (chiếm 74,1%), phần lớn nằm ở các quận ven và huyện ngoại thành, có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp, đất chuyên dùng.
Trong số những dự án này, có 51 dự án đến nay đã hết hời hạn để hoàn thành các thủ tục đầu tư mà theo quy định chỉ có 12 tháng. Kể từ tháng 9/2018 đến nay, tất cả các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, đều phải thực hiện thủ tục thông qua Sở Kế hoạch Đầu tư để trình UBND Thành phố ban hành "Quyết định chủ trương đầu tư" theo quy định của Luật Đầu tư.
Hiện nay, tất cả các dự án đã có "Quyết định chủ trương đầu tư" và các dự án có quỹ đất hỗn hợp đều bị ách tắc về thủ tục "công nhận chủ đầu tư" và thủ tục "phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500". Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm nguồn cung dự án, sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở.
Việc các dự án nhà ở thương mại bị “đứng hình”, không triển khai dẫn đến sụt giảm nguồn thu ngân sách. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, dự toán thu từ đất năm 2019 của thành phố là 14.900 tỷ đồng, nhưng ước thu khoảng 11.000 tỷ đồng, chỉ đạt 74%. Trong khi đó năm 2016 dự toán thu 16.500 tỷ đồng và thực thu là 17.100 tỷ đồng, đạt 103,6%.
So với tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020, tổng thu từ đất chỉ chiếm 3-5%. Giám đốc Sở TN&MT cho rằng, số thu như vậy là quá khiêm tốn so với tiềm năng có thể thu từ đất của thành phố.
Một mét đất công cũng phải đấu giá
Từ sự việc Công ty CP Đầu tư BĐS Hưng Lộc Phát xây “lụi” 110 biệt thự tại dự án Khu nhà ở phường Phú Mỹ, quận 7 khi chưa được cấp quyền sử dụng đất hợp pháp, bị buộc dừng thi công vào giữa năm 2019, việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại có đất công xen cài được UBND thành phố đẩy mạnh.
Trong buổi họp báo thông tin về sai phạm của Công ty Hưng Lộc Phát tại dự án trên, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chủ đầu tư sai nhưng nguyên nhân khách quan là do chưa có hướng dẫn về việc quản lý đất công xen cài trong dự án. Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì dù có một mét vuông đất công cũng phải mang ra đấu giá.
Sau đó, UBND thành phố cũng đã giao Sở TN&MT phối hợp cùng các sở, ngành liên quan nghiên cứu hướng dẫn của Bộ TN&MT xây dựng phương án, quy trình giải quyết đối với phần diện tích đất do nhà nước giao nằm xen cài trong các thửa đất nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng hay nhận góp vốn để chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh theo quy định.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết, nỗi khổ của các doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM hiện nay là dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, mặc dù chỉ vướng 1 mét đất công nhưng vẫn phải dừng cả dự án. Tỷ lệ đất thuộc nhà nước quản lý thường chiếm khoảng 10% diện tích dự án.
Chủ tịch HoREA cho rằng, theo quy định hiện hành, nhà nước cho chủ đầu tư thuê đất đối với phần đất thuộc nhà nước quản lý nằm xen cài để thực hiện dự án, nhưng thiếu hình thức giao đất cho chủ đầu tư đối với phần đất này để thực hiện dự án.
Căn cứ pháp luật đất đai, nên giao phần đất rạch, bờ đất, đường… có hình dạng bất định hình mà không thể xác định chỉ tiêu quy hoạch thành 1 dự án độc lập, do nhà nước quản lý nằm xen cài rải rác trong dự án nhà ở cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, mà không phải thực hiện đấu giá. Giá trị phần đất này được xác định theo "giá đất cụ thể" phù hợp giá thị trường khi tính tiền sử dụng đất dự án.
Phương án khác là thực hiện cơ chế đổi ngang “đất thô”. Theo đó, các thửa đất có hình dạng bất định hình do nhà nước quản lý nằm rải rác trong khu vực đất dự kiến đầu tư, được dồn lại thành một thửa đất mới ở ranh dự án, để nhà nước sử dụng hoặc bán đấu giá.
Theo ông Châu, sau khi "dồn điền đổi thửa", doanh nghiệp sẽ chỉ lập dự án nhà ở thương mại trên phần đất còn lại. Nếu tổ chức đấu giá thì doanh nghiệp (đã có quỹ đất liền kề) sẽ tham gia và chấp nhận cả mức giá cao nhất để sau đó hợp thửa vào dự án.
Ngoài ra, cũng nên quy định diện tích tối thiểu của các phần đất thuộc nhà nước quản lý cộng gộp lại, có thể từ 1.000 m2 trở lên. Nếu dưới mức diện tích này thì giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án và nộp ngân sách nhà nước theo phương pháp xác định "giá đất cụ thể".
“Cả 2 phương án này đều có thể thực hiện được ngay vì có căn cứ pháp luật. Riêng phương án đổi ngang “đất thô” sẽ rất có lợi cho nhà nước vì tích tụ được quỹ đất mới có giá trị cao hơn so với nhiều thừa đất nhỏ, nằm rải rác.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt vì không còn quỹ đất rạch, bờ đất, đường để phát triển dự án như trước đây nhưng cái họ được lợi là quy trình thủ tục phê duyệt dự án thuận lợi và nhanh hơn”, ông Châu phân tích.
Tình trạng dự án 'ma' loạn đến mức có trường hợp đất quy hoạch công trình công cộng, cây xanh cũng ngang nhiên rao bán.