Triển lãm giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ,ểnlãmvềcâycầutồntạiquathếkỷlich thi dau laliga tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi. Triển lãm được tô điểm thêm bằng các bức tranh, ảnh và hiện vật của các nhiếp ảnh gia, các cá nhân trong và ngoài nước, góp phần vẽ lên một bức tranh đa sắc về cây cầu cho đến ngày nay.
Được bố cục theo dòng thời gian thành 3 phần:Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ!; Bên cầu Long Biên; Ký ức cầu Long Biên trong chúng ta,triển lãm tập trung giới thiệu tài liệu và hình ảnh về việc xây dựng, mở rộng, sửa chữa và đời sống bên cây cầu cũng như ký ức về cây cầu trong suốt chiều dài lịch sử.
Cầu Long Biên đến nay đã tròn 120 tuổi. Việc xây dựng cầu với các mục đích chính trị, kinh tế hay những trận bom đạn dội xuống cây cầu trong quá khứ, đến nay đã trở thành những câu chuyện lịch sử.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết việc hợp tác, chia sẻ tài liệu lưu trữ thông qua cuộc triển lãm này là minh chứng khẳng định mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực lưu trữ và nghiên cứu lịch sử giữa hai quốc gia.
Triển lãm cung cấp cho các cơ quan quản lý di sản, người nghiên cứu và đông đảo công chúng những tài liệu có giá trị về cây cầu, đồng thời tạo nên một không gian khám phá di sản ký ức trong cộng đồng, để các di sản này phát huy giá trị hơn nữa trong đời sống xã hội.
Ý tưởng về một cây cầu đường sắt bắc qua sông Hồng hình thành trước khi Paul Doumer đến Đông Dương. Thời điểm đó, tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội kết thúc tại một nhà ga tạm nằm ở Gia Lâm, bên tả ngạn. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội, cả Pháp và Việt Nam, đặc biệt là các thương nhân, đều lo ngại hoạt động thương mại của thành phố sẽ chuyển sang phía bên kia sông. Để duy trì vị thế và các hoạt động thương mại của Hà Nội, việc xây dựng cây cầu là điều tất yếu.
Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng là một công trình kết cấu thép dài 1.682 m. Vào thời điểm đó, nhiều người nghĩ rằng dự án chắc chắn thất bại, coi đó là một "ý tưởng điên rồ" bởi vì sông Hồng rất rộng và nổi tiếng lũ lụt thất thường.
Một cuộc tuyển chọn nhà thầu đã được tiến hành năm 1897, ngay sau khi Toàn quyền Doumer đến Hà Nội. Có sáu công ty lớn của Pháp tham gia và Công ty Daydé et Pillé đã giành chiến thắng bởi vì, ngoài các giải pháp kỹ thuật đã đề xuất, mức giá dự thầu của công ty không vượt quá hạn mức kinh phí quy định là 5,5 triệu francs cho riêng cây cầu.
Cây cầu có 19 nhịp với hai mươi trụ xây ở độ sâu hơn 30m dưới mực nước thấp nhất. Tổng chiều cao cây cầu là 61 m. Cầu có 2 nhịp hai đầu dài 78,70 m và 9 nhịp dài 75 m, xen kẽ với 8 nhịp dài 106,20 m.
Công trình được khai móng vào tháng 9/1898. Ngày 3/2/1902, hai bờ được nối liền. Ngày 28/2/1902, lúc 8h30', đoàn tàu rời ga Hà Nội mới, chở vua Thành Thái, Toàn quyền và Paul Beau, đại sứ Pháp tại Bắc Kinh cùng người kế nhiệm Doumer. Cây cầu được đặt theo tên của Doumer, người khởi xướng dự án xây dựng này. Ngày 8/4/1902, đoàn tàu chính thức đầu tiên của tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng rời ga. Cây cầu được xây dựng với tốc độ ấn tượng, trong 3 năm 7 tháng, trong khi thời hạn xây dựng là 5 năm. Chi phí thực tế để xây dựng cầu Doumer là 6,2 triệu Franc.