Hệ thống Lab viễn thông mô phỏng toàn bộ hoạt động vận hành Internet và các dịch vụ gia tăng của doanh nghiệp được bắt đầu thi công từ đầu tháng 11 và vừa được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng FPT Telecom chính thức khai trương ngày 19/11 tại cơ sở đào tạo Hà Nội của trường.
Hệ thống lab nghiên cứu viễn thông FPT vừa được khai trương ngày 19/11. |
Được xây dựng và hoàn thiện thần tốc trong 15 ngày,ươnglabviễnthôngmôphỏnghoạtđộngvậnhànhcủadoanhnghiệsoi kèo trận real phòng lab viễn thông này được doanh nghiệp tài trợ, cung cấp mạng Internet và lắp đặt vật tư, hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học như thiết bị viễn thông, hệ thống ti vi, máy chiếu, cáp truyền hình, đường truyền Internet tốc độ cao, camera...
Mô phỏng toàn bộ hoạt động vận hành Internet và các dịch vụ gia tăng của doanh nghiệp, hệ thống phòng lab viễn thông được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng trận địa thực tế, giúp cho thầy cô và sinh viên Học viện thuận tiện hơn trong triển khai các đề tài nghiên cứu.
Đầu tư xây dựng hệ thống phòng lab nghiên cứu viễn thông tại cơ sở Hà Nội của PTIT là một phần trong thỏa thuận hợp tác đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực viễn thông, IoT và kỹ thuật dữ liệu giai đoạn từ nay đến hết năm 2025 đã được Học viện và FPT Telecom ký kết ngày 23/9.
Cũng trong thỏa thuận hợp tác được ký kết hồi trung tuần tháng 9, ngoài việc tài trợ phòng lab nghiên cứu về viễn thông, FPT Telecom sẽ hỗ trợ PTIT trong việc xây dựng hệ thống học liệu chuyên ngành, trao học bổng sinh viên, tuyển dụng và thực hiện các chương trình kiến tập, thực tập.
Đối với hoạt động nghiên cứu, hai bên thống nhất sẽ hợp tác triển khai các đề tài nghiên cứu trên cơ sở phát huy nguồn lực chung của 2 đơn vị. FPT Telecom sẽ đồng hành và bảo trợ cho các hoạt động nghiên cứu của Khoa Viễn thông, thông qua hệ thống được mô phỏng trong phòng Lab nghiên cứu về viễn thông. Đây cũng là môi trường thực tế triển khai các kết quả nghiên cứu của thầy và trò Học viện, đặc biệt là cho các hướng nghiên cứu về Viễn thông, IoT và kỹ thuật dữ liệu.
Cụ thể, thời gian tới, doanh nghiệp viễn thông thuộc tập đoàn FPT cam kết sẽ đồng hành với Học viện trong các hoạt động dạy và học thực hành, bao gồm: tham gia xây dựng hệ thống giáo trình, bài giảng phù hợp với kiến thức chuyên môn; cắt cử các chuyên gia công nghệ của doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, thực hành...
Hệ thống lab viễn thông mới khai trương được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng trận địa thực tế, giúp cho thầy cô và sinh viên Học viện trong triển khai các đề tài nghiên cứu. |
Thực hiện phương châm đào tạo lấy người học làm trung tâm, gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, nhiều năm qua PTIT đã thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc ngành TT&TT.
Với việc phòng lab nghiên cứu viễn thông được đưa vào hoạt động, tính đến nay, tại Học viện, đã có 4 phòng lab là kết quả hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn ICT trong và ngoài nước gồm lab Samsung, lab 4G Viettel, lab AI Naver và lab viễn thông FPT.
Bên cạnh đó, nhà trường còn triển khai nhiều hệ thống phòng lab phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu của các giảng viên, sinh viên, tiêu biểu như lab an toàn thông tin, lab nghiên cứu công nghệ chuỗi khối (Blockchain)....
Trong định hướng chuyển đổi số Học viện, tiên phong xây dựng mô hình Đại học số tại Việt Nam, nền tảng thực hành thông minh D-Lab đã được phát triển. Đến nay, phần lớn các học phần thực hành, đặc biệt các môn học lập trình CNTT đã được thực hiện trên nền tảng D-Lab, giúp sinh viên có thể thực hành mọi lúc mọi nơi, tự đánh giá được kết quả, cá nhân hóa việc thực hành theo trình độ với hơn 2,5 triệu lượt nộp bài tập, 2.100 bài tập và 7.000 sinh viên tham gia sau gần 1 năm triển khai.
Vân Anh
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (PTIT) vừa công bố thành lập Mạng lưới PTIT Alumni dành cho cựu sinh viên, học viên của trường. Mạng lưới được kỳ vọng là cầu nối tạo ra sự kết nối và thành công cho mỗi thành viên.