TheĐầutưgầntỷđồngchochiếuphimlưuđộtrực tiếp real vs barcao Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn”, tổng mức kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho một số đội chiếu phim lưu động giai đoạn 2017- 018 là 41,65 tỷ đồng.
Đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/5/2017, nhằm tạo điều kiện để có thêm nhiều đêm diễn nghệ thuật quần chúng, những buổi chiếu phim lưu động...
Xem chiếu phim lưu động ở thôn Bản Ngoại (Đại Từ, Thái Nguyên) |
Theo Quyết định, Nhà nước sẽ đầu tư trang thiết bị phù hợp cho một số trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, trung tâm điện ảnh do ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) quản lý... Nội dung đầu tư cơ sở vật chất thực hiện trong hai năm 2017 và 2018. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin hằng năm ở T.Ư. Tổng mức kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho một số đội chiếu phim lưu động giai đoạn 2017 - 2018 là 41,65 tỷ đồng. Năm 2017, 30 tỉnh, thành phố được hỗ trợ 34 bộ thiết bị chiếu phim và 12 tỉnh được hỗ trợ ô-tô chuyên dùng chiếu phim lưu động, tương đương số kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và thông báo bổ sung kinh phí cho địa phương là 20,4 tỷ đồng. Năm 2018, 19 tỉnh được hỗ trợ 34 bộ thiết bị chiếu phim và 13 tỉnh được hỗ trợ ô-tô chuyên dùng chiếu phim lưu động, tương đương số kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và thông báo bổ sung kinh phí cho địa phương là 21,25 tỷ đồng.
Nội dung của Quyết định này có phạm vi đối tượng bao gồm một số trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, trung tâm điện ảnh các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có điều kiện đặc thù, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cả nước đã nâng lên đáng kể. Tuy nhiên người dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn rất cần những bộ phim có tính giáo dục cao, những phóng sự có ý nghĩa thiết thực để nâng cao hiểu biết, phòng tránh được những tệ nạn của xã hội. Vì vậy, cùng với công việc chiếu phim, các đội chiếu phim ở các địa phương thường lồng ghép nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân.
Q.Hiếu - Hoàng Oanh