Trong nhóm Facebook của chung cư 8X Đầm Sen (Tân Phú),ợonlineởcácchungcưbắtđầuvắngvẻkq bong da ý các bài đăng bán hàng bắt đầu thưa thớt người vào bình luận kể từ mấy ngày nay. Có ít nhất 5-6 bài đăng nhiều mặt hàng khác nhau như trái cây, bánh mì, khoai và đậu,... đều chỉ nhận được vài bình luận mua hàng. Có bài viết không nhận được đơn mua nào.
Một người đẩy xe bán hàng ở chung cư trong giai đoạn TP.HCM giãn cách. (Ảnh: Hải Đăng) |
Chị Uyên, một người bán hàng thời vụ ở chung cư, cho biết các đơn hàng kể từ cuối tháng 10 bắt đầu giảm dần, từ sau ngày 1/10 số người mua giảm hẳn.
Chị Uyên bắt đầu bán các loại đồ ăn như bánh mì lạt, bánh mì sandwich, đậu hũ, sữa đậu nành,... kể từ sau khi phải nghỉ ở nhà vì dịch. Khoảng đầu tháng 9 việc buôn bán nội bộ chung cư khá hút khách, nhưng sau đó lượng người bán tăng lên nên đơn hàng giảm nhẹ từ giữa tháng 10.
“Kể từ 1/10 số người mua giảm sút hẳn do thành phố nới lỏng giãn cách, người dân có nhiều lựa chọn ăn uống hơn”, chị Uyên giải thích.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại nhiều nhóm bán hàng ở chung cư khác do người dân TP.HCM hiện nay đặt hàng mua về dễ dàng hơn. Họ cũng được ra đường khá thoải mái nên có thể đi mua thứ mình thích, thay vì nhóm bán hàng ở chung cư không đa dạng thực phẩm.
Chị Thảo, một người bán trà sữa tự nấu ở chung cư Vinhomes (Bình Thạnh) cho hay đơn hàng giảm gần một nửa so với trước.
“Trong dịch, ngày cuối tuần em có thể bán mỗi ngày 300 chai nhưng gần đây khách chỉ đặt 150-200 chai/ngày”, chị Thảo chia sẻ.
Trà sữa thuộc nhóm dễ bị cạnh tranh ở TP.HCM do rất nhiều thương hiệu lớn đã được mở cửa, việc tìm shipper giao hàng dễ hơn trước. Chị Thảo là nhân viên văn phòng, nấu trà sữa bán kiếm thêm mùa dịch. “Chắc bán thêm vài tuần nữa em nghỉ thôi”, chị cho biết.
Trên nhóm “Đi chợ M-One” của chung cư M-One Gia Định (Gò Vấp) cũng vậy. Trước đây nhiều người lên rủ mua chung thịt, cá, hải sản, rau củ được đông đảo cư dân hưởng ứng, nhưng gần đây số lượng người vào bình luận giảm đi gần nửa.
Thực tế này đã xảy ra từ mùa dịch năm ngoái. Chị Hương, một cư dân ở 8X Đầm Sen, cũng bán thức ăn sáng kể từ đợt dịch bùng phát tháng 4 năm ngoái. Khi mọi người phải ở nhà, mỗi ngày chị bán được gần trăm phần ăn. Nhưng khi hết giãn cách, sức mua giảm gần 10 lần, từ đó chị nghỉ hẳn.
Không chỉ các nhóm buôn bán ở chung cư bắt đầu thưa người, những nhóm khác do các siêu thị mở ra cũng vơi hẳn. Chẳng hạn, trong đợt cao điểm dịch, nhóm chat Zalo của Bách hoá Xanh nhộn nhịp người đặt hàng, nhân viên phải giới hạn lượt người mua trong ngày, khách nào mua được hàng được xem là may mắn.
Tuy nhiên, những ngày gần đây trong các nhóm chỉ có nhân viên Bách hoá Xanh vào đăng mấy chương trình khuyến mại, giảm giá mặt hàng ở đó. Thỉnh thoảng có vài người bán lẻ cũng vào quảng cáo, chẳng hạn bán lẩu ship tận nhà, bán ốc,... Còn lại hầu như không có ai hỏi về đơn hàng hay đặt hàng vì việc mua bán đã thuận tiện hơn.
“Em đã rời khỏi các nhóm bán hàng ở siêu thị vì hiện nay có thể ra mua trực tiếp, hoặc đặt hàng trên các ứng dụng đi chợ”, chị Trâm ở Gò Vấp cho hay.
Dù lượng tương tác trong bài viết ở các hội nhóm đã giảm hẳn nhưng một số món hàng đặc thù hay hộ buôn bán chuyên nghiệp có nguồn hàng ổn định lâu dài vẫn có khách quen. Lướt sơ qua các chợ online, có thể thấy một vài tiểu thương bán đồ tươi sống, bán trái cây có nguồn hàng phong phú, ổn định vẫn có người mua đều đặn.
Ngoài ra, lợi thế của các nhóm bán hàng ở chung cư là có thể giao nhanh và không tính tiền giao hàng.
“Em hầu như không còn mua gì trên nhóm chung cư kể từ sau 1/10, nhưng một số món không đặt được trên app như sữa đậu nành, hoặc đồ ăn sáng ngon ngon thì em vẫn đặt”, chị Thu Vân (chung cư Sky Garden, Quận 7) cho biết.
Hải Đăng
Rất nhiều người trẻ khoe mua được trà sữa, cà phê, đồ ăn nhanh tại TP.HCM sau hơn 2 tháng kể từ ngày thành phố tạm dừng dịch vụ mua mang về.