Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Vào lúc 20 giờ 15 tối 20/9 theo giờ địa phương (sáng 21/9 theo giờ Việt Nam),ủtịchnướcđãtớiMỹbắtđầuthamdựchươngtrìnhĐạihộiđồbảng xếp hạng bđ anh chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế J.F Kennedy, thành phố New York (Hoa Kỳ), bắt đầu chương trình tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ từ ngày 21-24/9.
Đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn tại Sân bay quốc tế J.F Kennedy có Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc và Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và Phái đoàn.
Tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công tác lần này có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Cuba; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.
Cùng đi còn có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an; Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga. Tham gia Đoàn còn có Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc và Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.
Cũng vào ngày 20/9 cách đây 44 năm, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc. Quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên hợp quốc trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam đã cử 243 lượt sỹ quan quân đội theo các suất đơn lẻ làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục gìn giữ hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc; triển khai 3 lượt bệnh viện dã chiến số 2 tại Phái bộ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan; là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia cao nhất trong các nước cử quân (12%).
Đặc biệt, với việc được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quôc (nhiệm kỳ 2020-2021) với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu ủng hộ, Việt Nam, trên cương vị này, đã phát huy được vai trò, chủ động và tích cực tham gia đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Bảo an trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng; đóng góp thực chất vào quá trình thương lượng, tìm giải pháp, đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy quan hệ song phương với các nước thành viên Hội đồng Bảo an và phát huy “vai trò kép” Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN 2020.
Theo chương trình, dự kiến trong thời gian ở New York, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Lễ khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76; dự Hội nghị trực tuyến Thượng đỉnh Toàn cầu về COVID-19 do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Haris chủ trì với chủ đề “Chấm dứt đại dịch, xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.”
Dự kiến, Chủ tịch nước sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với nguyên thủ các quốc gia bên lề Đại hội đồng. Đặc biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dành nhiều thời gian tiếp và đối thoại với lãnh đạo nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ để tiếp tục kêu gọi, thúc đẩy các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam./.
Theo TTXVN