Tại Bệnh viện Việt Đức,ộttuầnnữaBệnhviệnViệtĐứcsẽquaylạihoạtđộngbìnhthườtỷ lệ cá cược phạt góc Hà Nội, những ngày qua có hàng trăm bệnh nhân phải hoãn mổ phiên (mổ theo lịch lên trước) do cơ sở y tế này thiếu vật tư, hóa chất nên chỉ ưu tiên mổ cấp cứu. Ngay sau khi Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành, bệnh viện đã liên hệ với các đơn vị cung ứng để có được vật tư, hóa chất trong thời gian sớm nhất phục vụ người bệnh.
“Trong vòng một tuần nữa, các nhà phân phối hứa sẽ có đầy đủ cung cấp cho người bệnh. Với Nghị quyết 30, những việc mua hóa chất, xét nghiệm sẽ được ‘cởi trói’. Tuần sau, bệnh viện sẽ quay lại hoạt động bình thường”, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, khẳng định.
Trước đó, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức thông tin nhiều hóa chất, vật tư tại đơn vị đang cạn kiệt, có hóa chất chỉ đủ dùng trong 7 ngày. Việc thiếu hụt các hóa chất, vật tư y tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khám, chữa bệnh. "Đây là việc cấp cứu của cấp cứu", ông Giang nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo viện này, hóa chất xét nghiệm công thức máu (xét nghiệm đơn giản nhất) chỉ đủ dùng trong một tuần. Số lượng vật tư điều trị cho bệnh nhân xẹp đốt sống cũng hạn chế, chỉ chỉ định cho trường hợp cấp cứu.
Do một số vướng mắc về quy định đấu thầu, mua sắm cũng như gia hạn giấy nhập khẩu trang thiết bị, bệnh viện không mua được các hóa chất. Ngoài ra, cơ sở này còn thiếu hóa chất định lượng nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân ghép tạng, hóa chất miễn dịch, hóa chất khí máu, vật tư hút máu đông, miếng dán cố định phẫu trường, kim gây tê tủy sống...
Đa số hóa chất bệnh viện sử dụng do các công ty cung cấp, kèm theo máy đặt, mượn. Tuy nhiên, Nghị quyết 144/2022 quy định, các hợp đồng ký từ ngày 5/11/2022 trở đi, chỉ được thanh toán bảo hiểm y tế tới không quá ngày 5/11/2023. Mặt khác, hiện các vật tư tiêu hao phục vụ mổ chỉ đủ dùng trong một tháng, nhưng hầu hết giấy phép với những sản phẩm này vẫn chưa được gia hạn.
Ngày 24/2, Bệnh viện Việt Đức thông báo từ ngày 1/3, bệnh viện sẽ hạn chế tối đa mổ phiên, chỉ ưu tiên phẫu thuật cấp cứu, ca nặng. Thông báo này khiến nhiều người bệnh, người nhà người bệnh lo lắng.
Trong khi đó, bệnh viện phải chia 3 nhóm bệnh nhân. Nhóm một là bệnh nhân cấp cứu không thể trì hoãn phẫu thuật. Thứ hai là nhóm bệnh nhân nặng cần mổ càng sớm càng tốt, các bác sĩ sẽ cân nhắc vì bệnh nhân nặng phải xét nghiệm rất nhiều lần, vật tư tiêu tốn bằng 3-4 bệnh nhân nhẹ. Thứ ba là nhóm bệnh nhân có thể trì hoãn được, bác sĩ giải thích, tư vấn, kê đơn thuốc uống, chờ ngày được mổ.
Một bác sĩ Khoa Phẫu thuật chấn thương của bệnh viện cho biết, ngày 1/3, trong danh sách 19 bệnh nhân được lên lịch mổ, chỉ 6 trường hợp nặng nhất được duyệt. Thậm chí, một phẫu thuật viên nổi tiếng ở viện này phải "cầm điện thoại lên và báo cho những bệnh nhân của mình ngừng nhập viện chữa bệnh" vào đúng ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).
Buồn và đau xót, vị bác sĩ chia sẻ khi nhận lại những câu hỏi đầy lo lắng “bác sĩ ơi, bố cháu đau quá rồi, chờ lâu quá rồi", "nhưng mà nhà cháu vay mượn mãi mới đủ tiền giờ lại phải hoãn hả bác", "để lâu thế có sao không?".
Thiết bị tiền tỷ ở bệnh viện sẽ hết cảnh 'đắp chiếu'Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), vui mừng chia sẻ: “Nhờ quy định mới, các dụng cụ, thiết bị trong hệ thống máy ECMO khoảng 10 ngày nữa sẽ được cung cấp cho viện”.