Thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay,ànvềvănhóatặngsáchtrongthờiđạicôngnghệhiệkết quả bóng đá galatasaray có lẽ sẽ không khó để tìm những mục giải trí, học tập đầy rẫy trên mạng xã hội. Có lần, vào một quán cà phê tôi bắt gặp hình ảnh một cô bé kính cận ngồi nép vào góc quán trên tay đang cầm một quyển sách đọc say sưa. Hình ảnh ấy đã thu hút khiến tôi không thể rời mắt bởi thời nay, hình ảnh này thật hiếm thấy khi xung quanh trên tay ai cũng cầm chiếc điện thoại di động.
Tôi quay sang hỏi người bạn ngồi cạnh nghĩ sao khi tặng một món quà là những quyển sách. Cô bạn xua tay nói thời đại còng lưng với áp lực cơm áo gạo tiền chẳng ai mảy may vui mừng khi nhận những quyển sách, có hay chăng là những người tri thức văn chương cùng chí hướng tặng nhau. Tôi lại không nghĩ thế, bởi bản thân từng trân quý những quyển sách khi được tặng đến dường nào và tin rằng đâu đó có thật nhiều người cũng có ý nghĩ như tôi.
Thuở nhỏ, gia đình tôi luôn sống trong cảnh thiếu thốn mọi bề, lại ở vùng nông thôn hẻo lánh. Vì thế đâu được đủ đầy như chúng bạn thị thành. Cha tôi khi ấy công tác tại một cơ quan ở xã, khi có đợt tặng sách cho thiếu nhi ở vùng nông thôn tôi vô cùng hân hoan khi nhận quyển truyện thiếu nhi cha mang về với tựa đề Cún con đã lớncủa nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đó là những trang sách đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn văn chương trong tôi đến tận bây giờ.
Cho đến lúc trưởng thành, khi tôi nhen nhóm ngọn lửa sáng tác văn chương, có những tác phẩm đăng báo, tôi được người chú là nhà văn Phan Trung Nghĩa gửi tặng bút ký Một trang đời mở rakèm dòng chữ nhắn gửi: “Đọc để hiểu Bạc Liêu, hy vọng sẽ theo nghề của chú”. Tôi bỗng nhận ra những quyển sách luôn là kim chỉ nam đồng hành theo mình qua mọi thời đại, từ thuở công nghệ thông tin còn lạc hậu cho đến phát triển như hiện tại.
Ước muốn truyền ngọn lửa văn chương đến lớp trẻ
Tôi may mắn vinh dự được tham gia khoá học đào tạo lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng sáng tác văn học do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng khoa… về trực tiếp giảng dạy, sẻ chia kinh nghiệm. Tôi cũng lắng lòng khi nghe nhà thơ Trần Đăng khoa chia sẻ quan điểm về thời nay hiếm có bạn nhỏ nào còn tha thiết làm thơ như thời của các bác.
Trong những dịp sinh nhật, con trai tôi cùng những đứa cháu luôn ước muốn món quà xe điện tử, laptop và muôn vàn đồ chơi vật chất khác. Tôi chợt hỏi: “Mẹ sẽ tặng quyển truyện thiếu nhi, con đồng ý không?”. Ngay sau đó là khá nhiều câu trả lời đi kèm ánh mắt ngạc nhiên: “Sao mẹ tặng sách, truyện có vui đâu, sao không mua đồ chơi hả mẹ?”. Sau hồi thuyết phục dẫn dụ bé cũng gật đầu đồng ý kèm yêu cầu sẽ nhận và đọc quyển truyện tôi mua khi kèm theo món đồ chơi nho nhỏ.
Cũng đâu trách được lớp trẻ khi sinh ra đã được làm quen với chiếc điện thoại, máy tính hiện đại ngập tràn các thể loại giải trí. Chúng còn rành hơn người ông người bà về các chức năng ứng dụng. Có được bao nhiêu bậc cha mẹ, ông bà sẽ đọc truyện cổ tích cho con trước lúc ngủ để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ từ những áng văn chương đầu đời.
Tôi bỗng thấy mừng khi có phong trào lì xì bằng sách, hay tặng sách đến lớp trẻ ngày nay. Và rất vui khi biết được thông tin suốt những năm qua, Hội nhà văn Việt Nam đã đưa rất nhiều sách truyện đến vùng nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh trao tận tay các bạn nhỏ làm tài sản ươm mầm tri thức. Ước ao các em sẽ đón đọc trong niềm phấn khởi, trân quý như tuổi thơ tôi thuở ấy và mong rằng văn hoá tặng sách mãi được lưu giữ về sau.
Phan Thanh Cẩm Giang
(Xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu)
Bạn nghĩ sao về phong trào tặng quà bằng sách. Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Lan toả văn hoá đọc từ những bao lì xì là sáchTết ai cũng muốn được mừng tuổi, lì xì nhất là trẻ em và người lớn tuổi! Nhưng rõ ràng tặng sách ý nghĩa hơn nhiều.