Sáng 23/4,ệtNamứngdụngcôngnghệviễnthámtrắcđịanhằmđốiphóbiếnđổikhíhậthứ hạng của hnk rijeka tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế (FIG 2019) với chủ đề “Thông tin không gian địa lý cho cuộc sống và môi trường thông minh hơn”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần hội nghị FIG Working Week 2019 do Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế (FIG) và Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam tổ chức.
Hội nghị Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế (FIG 2019) vừa khai mạc sáng 23/4 tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt |
Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế là tổ chức quốc tế hàng đầu, đại diện cho lợi ích của những người đo đạc trên toàn thế giới. FIG được thành lập vào năm 1878 tại Paris (Pháp) và là một tổ chức phi chính phủ (NGO) được Liên hợp quốc công nhận. Việt Nam đã tham gia Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế từ năm 1992.
Thông qua các hoạt động của Hiệp đoàn quốc tế, ngành đo đạc bản đồ Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Cùng với các chuyên gia, các học giả hàng đầu thế giới, nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực đo đạc trắc địa, bản đồ cũng đã được đem tới Việt Nam trong hội nghị lần này. Ảnh: Trọng Đạt |
Đây là lần đầu Việt Nam được chọn là nước chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị quan trọng này. Với vai trò là nước chủ nhà, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã nỗ lực chặt chẽ với Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế nhằm chuẩn bị tốt nhất cho hội nghị.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT), đối với Việt Nam, việc tham gia hợp tác với Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế đã góp phần xây dựng ngành đo đạc bản đồ ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Việt Nam cam kết là thành viên có trách nhiệm và tích cực của Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế, phối hợp chặt chẽ và hợp tác có hiệu quả với tất cả các quốc gia thành viên trong Hiệp đoàn.
Công nghệ đo đạc bằng máy bay không người lái hiện đã khá phổ biến tại Việt Nam.Trong ảnh là chiếc máy bay không người lái Trimble UX5. Người điều khiển chỉ cần nhập thông tin về khu vực muốn thám sát vào máy tính, chiếc máy bay sẽ tự di chuyển và ghi lại hình ảnh thực địa bằng hệ thống camera của mình. Ảnh: Trọng Đạt |
Năm 2018, Luật Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã được Quốc hội thông qua. Trong bộ luật mới này, một số nội dung quan trọng đã được xác định nhằm hiện đại hóa ngành đo đạc và bản đồ.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa, các nội dung này bao gồm việc hiện đại hóa hạ tầng đo đạc của Việt Nam nhằm phục vụ cuộc CMCN 4.0, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, phục vụ công tác quản lý chính phủ điện tử và xây dựng mô hình thành phố thông minh, ứng dụng không gian địa lý trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Với các hoạt động phong phú gồm triển lãm, hội thảo khoa học và hội thảo chuyên đề, bên cạnh đó là sự tham gia của nhiều học giả từ khắp nơi trên thế giới, Bộ TN&MT tin rằng đây là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam có thể trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong công tác đo đạc bản đồ. Hơn hết, Việt Nam muốn ứng dụng thực tiễn lĩnh vực này để đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quản lý tổng hợp vùng bờ.
Trọng Đạt