Các chuyên gia y tế đã đến bang Kerala để thu thập các mẫu dịch từ dơi và cây ăn quả sau khi có đợt bùng phát virus Nipah. Đây là một loại virus chưa có vắc xin và lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể của dơi,ửvongvìvirusNipahkhôngcóvắcxinẤnĐộxétnghiệmchongườbong da ty le tv lợn hoặc người nhiễm bệnh. Tỷ lệ tử vong lên tới 75% số ca mắc.
Veena George, người đứng đầu ngành y tế của bang Kerala, nói vớiReuters: “Chúng tôi đang xét nghiệm cho người dân đồng thời thu thập các mẫu dịch từ các khu rừng có thể là điểm nóng lây lan”.
Làng Maruthonkara, nơi bệnh nhân đầu tiên trong đợt bùng phát sinh sống, nằm cạnh khu rừng rộng 121 ha có một số loài dơi trú ngụ. Dơi ăn quả trong khu vực đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Nipah trong đợt bùng phát đầu tiên ở bang Kerala vào năm 2018.
Gần 800 người đã được xét nghiệm trong 48 giờ qua tại quận Kozhikode của bang. Trong đó, hai người lớn và một trẻ em được đưa vào bệnh viện để theo dõi sau khi có kết quả dương tính. 77 người khác được xác định có nguy cơ lây nhiễm cao.
Hiện một số văn phòng công cộng, tòa nhà chính quyền, trung tâm giáo dục và cơ sở tôn giáo đã đóng cửa ở 9 ngôi làng thuộc quận Kozhikode. Các học sinh trong quận được tạm nghỉ vào ngày 14-15/9.
Các bang lân cận Karnataka và Tamil Nadu yêu cầu xét nghiệm người đến từ Kerala, với kế hoạch cách ly bất kỳ ai có triệu chứng cúm.
Virus Nipah có thể lây lan sang nhiều loại động vật qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiêu thụ thực phẩm nhiễm bệnh. Loại virus này được xác định lần đầu tiên vào năm 1999 ở các gia đình chăn nuôi lợn và những người tiếp xúc gần với động vật ở Malaysia và Singapore.
Một số đợt bùng phát lẻ tẻ và các ca nhiễm bệnh trước đây ở Nam Á bắt nguồn từ việc dùng mặt hàng nhiễm phân dơi. Năm 2018, virus Nipah đã giết chết 21 trong số 23 người nhiễm bệnh. Các đợt bùng phát sau đó vào năm 2019, 2021 khiến 2 người tử vong.
Vào tháng 5, một cuộc điều tra của Reuterscho thấy các khu vực của Kerala nằm trong số những nơi có nguy cơ bùng phát virus liên quan tới dơi cao nhất trên toàn cầu do việc rừng bị thu hẹp khiến con người và động vật hoang dã tiếp xúc gần gũi hơn.