Toạ đàm tại báo VietNamNet chiều 7/5/2020.
Doanh nghiệp cố vấn chương trình đào tạo,áodụcnghềnghiệpCóchươngtrìnhđạtchuẩnquốctếđưaSVthựctậpnướcngoàkèo nhà cái m88 học viên trải nghiệm môi trường thực hành sớm
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM) cho rằng thuận lợi là một trường “trẻ” nên những ứng dụng trong đào tạo giảng dạy và tất cả những ứng dụng gắn liền với doanh nghiệp đã được ban lãnh đạo nhà trường xác định ngay từ đầu.
Hầu hết chương trình của nhà trường đều có mời các chủ doanh nghiệp và đại diện Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM,... ngược lại đại diện các doanh nghiệp cũng đồng thời tham gia các ban cố vấn cho các khoa của trường.
.Nhiều học viên trường trung cấp, cao đẳng được thực tập theo chuyên đề và môn học tại các doanh nghiệp. Ảnh: Hạ Anh. |
Cũng vì thế, ngay từ cuối năm thứ nhất, sinh viên của Trường CĐ Viễn Đông đã được tiếp cận thực tế công việc, môi trường doanh nghiệp tùy theo từng ngành nghề.
“Sau này chúng tôi thấy mô hình này rất phù hợp với mô hình của Đức khi xen kẽ học kỳ lý thuyết là một học kỳ thực hành. Chúng tôi cho học viên đi thực tập theo từng chuyên đề và từng môn học. Nên hiện nay khi xây dựng chuẩn năng lực đầu ra, nhà trường cũng xuất phát từ đòi hỏi kỹ năng của từng vị trí việc làm mà doanh nghiệp yêu cầu để đi ngược lại, thiết kế chương trình môn học nhằm giúp học viên có kỹ năng đó”.
Vì kết hợp doanh nghiệp ngay từ khi làm chương trình, bố trí thời gian học tập nên, theo ông Hải, đến nay, 9 khóa sinh viên tốt nghiệp của nhà trường đều đạt tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành cao. Từ đó tạo nên niềm tin cho các thế hệ sinh viên, phụ huynh cho con theo học.
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM) cho hay, ý thức để sinh viên ra trường làm được việc, có tư duy giải quyết vấn đề tác phong công nghiệp, những năm qua, nhà trường đẩy mạnh chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp.
“Tất cả các ngành đào tạo của nhà trường đều có ban cố vấn công nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy và đánh giá theo hướng đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tạo rất nhiều sân chơi học thuật để học viên có thể tham gia trải nghiệm”.
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, xu hướng giáo dục nghề nghiệp trong thế kỷ 21 phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với thị trường lao động, tạo việc làm; gắn tuyển sinh với tuyển dụng.
Một trong những giải pháp đột phá của Tổng cục để đáp ứng nhu cầu học viên tốt nghiệp có việc làm và nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đảm bảo được quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đa ngành, đa chuyên ngành, vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa và phân tầng chất lượng.
Cùng đó, tăng cường sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động, lấy thị trường lao động làm thước đo về chất lượng.
Song song, đẩy mạnh sự tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gẵn với trách nhiệm giải trình và cơ chế đánh giá độc lập, có sự kiểm soát của nhà nước và giám sát của xã hội.
“Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt việc đổi mới này phải tập trung vào đổi mới chương trình đào tạo, trong đó tăng cường đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng; không những kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp mà cả các kỹ năng mềm và an toàn lao động, tác phong công nghiệp.
Đặc biệt cần sự vào cuộc thực chất của các doanh nghiệp từ việc xây dựng chương trình đào tạo, tham gia đào tạo, tổ chức thực hành cho học viên và đánh giá kết quả đào tạo”.
Có chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế, đưa sinh viên ra nước ngoài thực tập
Ông Hà đánh giá, sự hợp tác quốc tế, thời gian qua đã mang lại cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa về đào tạo nghề. Nhiều nhà xưởng, phòng thí nghiệm được cải tạo và nâng cấp, đội ngũ nhà giáo được nâng cao trình độ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp.
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM). Ảnh: Thanh Tùng |
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng cho hay, nhận thức được vai trò rất quan trọng của hợp tác quốc tế trong thời kỳ chuyển dịch lao động toàn cầu, trường đã tận dụng rất hiệu quả các dự án quốc tế và đây cũng là chiến lược của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Từ các dự án đào tạo giảng viên về phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá và công tác đảm bảo chất lượng (78 giảng viên được tập huấn tại Mỹ nhờ sự tài trợ của các đối tác công nghiệp); đến các dự án được tài trợ bởi Nhật Bản nhằm nâng cao kỹ năng an toàn, tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên. Kết quả từ những dự án quốc tế cộng với nỗ lực đào tạo, nhà trường đã có 2 chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế là công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí.
Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông Trần Thanh Hải cho biết, sau 5 năm thành lập, trường đã đạt được những kết quả nhất định trong hợp tác đào tạo quốc tế.
“Đối với ngành kinh tế thì đơn giản hơn, nhưng các ngành công nghệ, điều dưỡng trong đó có sức khỏe chúng tôi cần nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay ngoài ngành kinh tế đã được Mỹ công nhận, ngành ô tô của trường cũng đã được Nhật công nhận, ngành điều dưỡng đã được Đức và Philippine công nhận”, ông Hải chia sẻ.
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM). Ảnh: Thanh Tùng |
Ngoài ra, trong ngành công nghệ thông tin, theo ông Hải, hằng năm nhà trường liên kết với các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ để đưa giáo viên và sinh viên đến thực tập tại đó. Bằng những hợp tác sâu rộng trong các ngành như vậy, theo ông Hải, sinh viên của trường được cọ xát các chương trình đào tạo của các trường, doanh nghiệp tiên phong trong các lĩnh vực. Mặt khác, việc hợp tác quốc tế cũng tạo nên cú hích cho đội ngũ giảng viên trường, khi tự nhận thấy rằng cần phải hoàn thiện về khả năng và trình độ Tiếng Anh, hoàn thiện về những chuyên môn mà có thể học qua mạng, sách báo, thậm chí qua các đồng nghiệp ở các trường bạn ở các nước. “Như vậy, có thể tạo ra một vòng lọc kép tác động ngược lại vấn đề chất lượng. Hằng năm chúng tôi đưa nhiều sinh viên sang Mỹ học kinh tế, qua Nhật học ô tô,... sau 12 năm, trường đã đạt được những thành tựu quan trọng”.
Theo ông Hải, với việc được quốc tế công nhận, trường sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp trong nước thừa nhận, đánh giá cao, qua đó nâng cao uy tín đối với chính người học.
Những thông tin này được chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Giáo dục nghề nghiệp: Những bước chuyển mình mạnh mẽ thu hút giới trẻ" do báo VietNamNet phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 7/5 vừa qua.
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi phần 2
Thanh Hùng
Các khách mời tại trường quay VietNamNet từ Hà Nội và TP.HCM đã sẵn sàng tham gia tọa đàm trực tuyến về các cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ.