NSƯT Sĩ Tiến cho biết,àngPhúcDzĩbxh europa league 2023 lễ viếng và lễ truy điệu nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ được tổ chức bắt đầu từ 7h30 ngày 15/12 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Hữu Nghị.
Nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ sinh năm 1944, được xem là một trong những nghệ sĩ đầu tiên có công gây dựng nên kịch câm ở Việt Nam. Ông công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ từ năm 1982 - 2004.
Đạo diễn Sĩ Tiến chia sẻ, nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ có năng khiếu và đam mê bộ môn kịch câm. Ông không chỉ là diễn viên mà còn là bậc thầy về đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ kịch câm tại Nhà hát Tuổi trẻ.
Nhà hát Tuổi trẻ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tổ chức lớp đào tạo cơ bản về kịch câm. Khi đó, bộ môn này lác đác xuất hiện trong nước với quy mô khiêm tốn. Gương mặt đầu tiên theo đuổi loại hình kịch câm là nghệ sĩ Đặng Dũng (Nhà hát ca múa nhạc T.Ư), rồi đến lượt Nhà hát Tuổi trẻ. Diễn viên kịch nói Phúc Dzĩ được Bộ Văn hóa lựa chọn gửi sang Pháp theo học 3 năm với ý tưởng “đón đầu” bộ môn sân khấu đầy tiềm năng này.
Sau khóa học, nghệ sĩ Phúc Dzĩ trở về làm giảng viên chính của lớp trung cấp kịch câm do Nhà hát Tuổi trẻ mở năm 1982. Từ hơn 1.000 thí sinh ban đầu, 20 gương mặt tiềm năng nhất trúng tuyển vào khóa đào tạo 3 năm. Họ là: Kế Đoàn, Bích Ngọc, Tuyết Hậu, Phương Phương... cũng là những gương mặt chính tạo nên diện mạo của kịch câm Việt Nam những năm sau đó. Thậm chí, trước khi sang Liên Xô học nghề đạo diễn, NSND Lê Hùng có một thời gian dài “nổi đình đám” trong vai trò diễn viên kịch câm thuộc nhà hát.
Các nghệ sĩ kịch câm của Nhà hát Tuổi trẻ luôn là những gương mặt nổi bật nhất. Vở kịch câm Thi sĩ hủi của nhà hát này còn giành HCV tại Hội diễn sân khấu toàn quốc 1995. Ở lĩnh vực quốc tế, tiết mục Mặt nạ do nghệ sĩ Phúc Dzĩ dàn dựng cũng từng tham gia một liên hoan sân khấu quốc tế tại Iran và được khán giả yêu thích.
Vợ chồng NSƯT Vũ Xuân Trang - Hoàng Thy nặng lòng với sân khấu kịchNSƯT Vũ Xuân Trang và vợ - nghệ sĩ Hoàng Thy dành nhiều tâm huyết khi thành lập sân khấu mới, đồng thời luôn tạo điều kiện để diễn viên trẻ tỏa sáng.