Một công bố do các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Nevada (Mỹ) và Trường ĐH Quốc gia Australia cho thấy,ẻlớnlêntrongngôinhàcótừcuốnsáchsẽđọcviếttínhtoántốthơsoi cau net viet số sách trung bình có trong một hộ gia đình ở Mỹ là 114 cuốn.
Các tác giả này cũng đã nghiên cứu 160.000 người trưởng thành và phát hiện ra rằng, chỉ cần có từ 80 cuốn sách trở lên trong nhà, khi trưởng thành, những người này sẽ có trình độ hiểu biết, tính toán và khả năng về công nghệ thông tin cao hơn đáng kể.
“Những người trường thành từng tốt nghiệp đại học nhưng lớn lên chỉ với một vài cuốn sách cuối cùng chỉ đạt trình độ đọc viết tương đương với người tốt nghiệp cấp trung học nhưng lớn lên trong ngôi nhà có nhiều sách”, nghiên cứu chỉ ra.
Trẻ lớn lên trong ngôi nhà nhiều sách sẽ đọc viết, tính toán tốt hơn
Theo phân tích dữ liệu, 14% người Na Uy và 13% người Thụy Điển có hơn 500 cuốn sách trong nhà. Trung bình, người Australia có khoảng 148 cuốn sách/gia đình, nhưng 35% số người tham gia trả lời chỉ sở hữu 65 cuốn. Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng trung bình thấp nhất là 27 cuốn với 60% cho biết trong nhà chỉ có số lượng khoảng 5 cuốn.
Tác giả chính của công bố, TS. Joanna Sikora của ĐH Quốc gia Australia cho biết, việc tiếp xúc với sách khi còn nhỏ tuổi sẽ góp phần đem lại những cải thiện về học tập trong suốt cuộc đời, bất kể sống ở xã hội tiên tiến hay không.
Hơn nữa, những năng lực nhận thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được trình độ học vấn và nghề nghiệp sau này. Chúng cũng đặt nền tảng cho các hoạt động thường xuyên suốt đời khác như khả năng đọc viết và tính toán.
“Dù bị điều gì chi phối thì chúng ta vẫn luôn luôn có được sự thuận lợi khi lớn lên cùng những cuốn sách. Thậm chí, 80 cuốn sách có giá thấp hơn rất nhiều so với một năm học phí. Do đó, những cuốn sách sẽ là khoản đầu tư tuyệt vời cho tương lai của trẻ”, các tác giả nghiên cứu cho biết.
Kết luận của nghiên cứu này cũng cho thấy tác động tích cực của sách đối với các gia đình có mức thu nhập thấp trên khắp thế giới. Việc cho con cái tiếp xúc với sách nhiều hơn trong ngôi nhà có thể thu hẹp được khoảng cách giáo dục với những đứa trẻ có lợi thế về điều kiện học tập hơn.
TS. Joanna Sikora khẳng định: “Chỉ đọc sách thôi không thể khiến một người thành công vì nó còn tác động bởi rất nhiều yếu tố. Nhưng chắc chắn, ham thích đọc sách từ tuổi thiếu niên sẽ đem đến một lợi thế trong giáo dục. Và điều kiện tuyệt vời nhất là khi bọn trẻ thấy cha mẹ mình và những người xung quanh đọc sách”.
Trường Giang (Theo The Guardian)
Khi trẻ bắt đầu tập đọc, cha mẹ luôn cố gắng nhồi nhét nhiều sách nhất có thể. Nhưng việc đọc của trẻ là một hành trình chứ không phải đích đến.