Thông tin trên được đề cập trong Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Sở Y tế TP.HCM.
Theẽchămsócsứckhoẻtâmthầnchongườidântrongnăkèo đáo Sở Y tế TP.HCM, ngành y tế TP gần như phục hồi tất cả hoạt động chăm sóc sức khoẻ người dân giống như giai đoạn trước dịch Covid-19. Trong nửa đầu năm 2023, nhiều công trình trọng điểm như cơ sở mới của Bệnh viện Ung bướu và Nhi đồng 1 đã đi vào hoạt động. Các bệnh viện tuyến cuối cũng đạt các tiêu chuẩn và danh hiệu ngang tầm các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, ngành y tế TP cũng tiến hành thực hiện chuyển đổi số đăng ký hành nghề khám chữa bệnh; khởi động hợp tác phát triển y tế vùng giữa TP.HCM và 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
Qua sơ kết hoạt động, Sở Y tế TP.HCM đã xác định 28 nhóm hoạt động trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2023 để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Trong đó, chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trên địa bàn sẽ sớm được triển khai cùng với công tác phòng chống dịch, thí điểm khám sức khỏe cho người cao tuổi, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân TP...
Sức khỏe tâm thầncho người dân là vấn đề được TP.HCM rất quan tâm, nhất là thời điểm sau đại dịch Covid-19. Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị UBND TP phê duyệt "Chiến lược y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM giai đoạn từ nay đến 2025 và những năm tiếp theo".
Chiến lược này do các chuyên gia đầu ngành về tâm thần, tâm lý lâm sàng, thần kinh học soạn thảo và được các sở ngành liên quan góp ý, thống nhất. Hiện nay, TP.HCM chỉ có khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về tâm thần và mạng lưới chăm sóc người bệnh tâm thần theo mô hình 3 tầng, từ cộng đồng đến cơ sở chuyên khoa.
Nhiều năm qua, TP đã thực hiện chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh tâm thần lang thang cơ nhỡ, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, cho nhân viên y tế. Mới đây nhất, TP đã triển khai loại hình dịch vụ “Cấp cứu trầm cảm”, bước đầu ghi nhận có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc chăm lo sức khỏe tinh thần cho người dân vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khoảng 90% người bệnh có các vấn đề về rối loạn tâm thần tại Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được điều trị một cách chính thức. Một số trường hợp được chẩn đoán thành suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh…
Về nhân lực, nước ta có 0,99 bác sĩ tâm thần/100.000 dân; 2,89 điều dưỡng tâm thần/100.000 dân, 0,11 tư vấn tâm lý/100.000 dân. Trong khi đó, các con số tương ứng trung bình của thế giới là 1,7 - 3,8 - 1,4 trên 100.000 dân.
Rùm beng khi người tâm thần gây bạo lực nhưng im lặng khi họ bị đánhNghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho thấy, người tâm thần phân liệt bị bạo hành nhiều hơn so với việc họ gây ra hành vi bạo lực với người khác.