Theọcsứckhỏethôbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia phápo GS. Đỗ Ngọc Minh - Giám đốc Trung tâm VISHC, Phó hiệu trưởng danh dự ĐH VinUni, cũng là giáo sư ĐH Illinois, đây là động lực để ĐH VinUni phối hợp ĐH Illinois Urbana-Champaign (Mỹ) thành lập Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC).
Giải bài toán khó của ngành y tế
Thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực y tế cơ sở đang là vấn đề đau đầu của ngành y tế Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bác sỹ trên 1 vạn dân của Việt Nam đang là 8 bác sỹ, tỷ lệ điều dưỡng trên 1 vạn dân là 13 người, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình trên thế giới.
Để đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân và đạt mục tiêu 10 bác sỹ và 25 điều dưỡng trên 1 vạn dân vào năm 2025 như Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đề ra là thách thức rất lớn với ngành y tế.
Với các tuyến y tế cơ sở, việc thiếu hụt nhân lực càng trầm trọng hơn. Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng, số nhân viên y tế cơ sở ở thành phố chỉ đạt tỷ lệ 2,31 người trên một vạn dân; một nửa số trạm y tế không có trạm trưởng do không ai đủ tiêu chí của ngành.
Thiếu hụt nhân sự đã dẫn tới quá tải trong hệ thống y tế, đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát khi mỗi cán bộ y tế phải phục vụ cùng lúc hàng trăm F0. Việc nhân viên y tế làm việc liên tục ngày đêm, thậm chí không được nghỉ ngay cả khi họ là F0, áp lực công việc quá lớn trong khi thu nhập hạn chế đã dẫn đến làn sóng y bác sỹ xin nghỉ việc, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Bài toán nhân lực của ngành y tế vốn đã khó khăn vì thế lại càng nan giải. Không chỉ Việt Nam, đây cũng là bài toán của nhiều nước khác trên thế giới.
Theo GS. Đỗ Ngọc Minh, cần một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này và việc phát triển các công nghệ sức khỏe thông minh nhằm tăng hiệu quả của hệ thống y tế, hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, với chi phí thấp, dễ tiếp cận tới nhiều người, mọi lúc, mọi nơi là mục tiêu Trung tâm Nghiên cứu VISHC hướng đến.
“Công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu là hai lĩnh vực trọng tâm của thế kỷ này. Chúng tôi muốn tập trung phát triển những công nghệ có tính đột phá để ứng dụng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mang lại ảnh hưởng tích cực đến hàng triệu người trên khắp thế giới”, GS. Minh nói.
Khoa học phụng sự nhân loại
Chia sẻ về quyết định thành lập Trung tâm VISHC, TS. Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Trường ĐH VinUni cho hay: “Chúng tôi tin rằng kết quả của nghiên cứu không chỉ là các bài báo được đăng, các công trình được công bố, mà mục đích quan trọng là phải phụng sự và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Cần tiến tới các công nghệ rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn”.
Và với mỗi con người, yếu tố quan trọng đầu tiên là sức khỏe. Theo bà Lan, Trung tâm với những nghiên cứu liên ngành VISHC có thể góp phần vào công tác dự báo và dự phòng cho người dân và các cơ sở y tế để sẵn sàng ứng phó trước các dịch bệnh, tương tự như Covid-19.
Điều này được thể hiện rõ qua bốn dự án đầu tiên vừa được Trung tâm VISHC quyết định đầu tư trong năm 2022, các dự án đều hướng tới tạo tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng với 4 tiêu chí: mang đến đột phá trong khoa học; có khả năng tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống ở quy mô lớn; thúc đẩy đào tạo tiến sĩ, học giả chất lượng cao; có tiềm năng phát triển hợp tác, chuyển giao công nghệ trong dài hạn.
Dự án tiêu biểu là về kiểm soát Covid-19 và những mầm bệnh khác thông qua giám sát dịch tễ nước thải. Với phương pháp công nghệ này, ngành y tế chỉ cần xét nghiệm mẫu nước thải để khoanh vùng dịch thay vì xét nghiệm từng người, từ đó tiết kiệm chi phí. Dự án cũng hướng tới nghiên cứu giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh, một trong những vấn đề lớn với ngành y tế Việt Nam hiện nay và tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn trong tương lai khi thuốc kháng sinh đang bị lạm dụng và người dân có thể mua dễ dàng mà không cần bác sỹ kê đơn.
Một dự án nghiên cứu khác là công cụ xét nghiệm cho phép sử dụng mẫu nước bọt và máu để sàng lọc ung thư và những bệnh truyền nhiễm khác. Những công cụ này có thể đặt tại nhà hoặc tại trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa. Dự án không chỉ nghiên cứu trên lý thuyết vật lý, mà còn thử nghiệm lâm sàng, tiến tới chuyển giao công nghệ. Các thiết bị này cũng tương tự như bộ kit xét nghiệm Covid-19, nhưng áp dụng cho ung thư và các bệnh truyền nhiễm khác.
Dự án thứ ba là các thiết bị đặt tại nhà và kết nối Internet để theo dõi sức khỏe người dân. Dự án thứ tư tập trung nghiên cứu việc sử dụng công nghệ máy học để thu thập dữ liệu về sức khỏe người dùng mà không làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư.
“1 cộng 1 có thể lớn hơn 2”
Với sự đồng hành của ĐH Illinois Urbana-Champaign (UIUC), trường đại học nằm trong top 15 trường có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel nhất thế giới, có bề dày hơn 150 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học công nghệ; trong khi VinUni là đại học đào tạo và nghiên cứu tinh hoa, có liên kết với hệ sinh thái Vingroup gồm hệ thống chăm sóc sức khoẻ Vinmec và các công ty công nghệ VinAI, VinBigdata, VinBrain, và VinBiocare. Bà Mai Lan cho biết “Chúng tôi tin vào sức mạnh của việc cộng tác, hợp lực. Sự đồng tâm hiệp lực sẽ tạo ra những thành quả to lớn hơn - 1 cộng 1có thể lớn hơn 2”.
Theo đó, mỗi dự án nghiên cứu của VISHC sẽ do ít nhất một giáo sư của VinUni và một giáo sư từ UIUC dẫn dắt. Các học giả và nghiên cứu sinh đều có cơ hội được học tập và nghiên cứu từ 1-2 năm tại UIUC và VinUni. VISHC đặt mục tiêu sẽ liên kết đào tạo giữa hai trường cho Việt Nam 50 thạc sỹ, 50 tiến sỹ và 10 học giả trong 10 năm về các ngành khoa học công nghệ then chốt cho sức khỏe thông minh.
Được biết, Trung tâm VISHC đã nhận được 13,5 triệu USD tài trợ không hoàn lại từ Tập đoàn Vingroup để triển khai nghiên cứu.
Thế Định