Khoảng 10 năm về trước,ữnghọcsinhđiểmưutúđãsailầkèo thơm vào cuối học kỳ đầu tiên tôi dạy ở Wharton, một sinh viên đã đến văn phòng tôi vào giờ hành chính. Cậu ấy ngồi xuống rồi oà khóc. Lúc ấy, trong đầu tôi cố liệt kê ra một danh sách những lý do có thể khiến một sinh viên đại học năm nhất bật khóc: Bị bạn gái “đá”, bị buộc tội đạo văn…
“Em vừa nhận điểm A trừ đầu tiên trong đời” – cậu ấy nói, giọng run lên bần bật.
Nhiều năm sau, tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp sinh viên quá ám ảnh với việc phải nhận được điểm A. Một số lao vào học đến mức kiệt quệ, một số khác thậm chí còn cố kiện trường khi kết quả không được như ý.
Tất cả đều sùng bái sự hoàn hảo của điểm số tuyệt đối và tin rằng nó sẽ là tấm vé để bước chân vào những ngôi trường ưu tú và hứa hẹn một công việc hấp dẫn.
Tôi cũng là một trong số đó. Tôi bắt đầu những năm đại học với mục tiêu tốt nghiệp với điểm số 4.0 (điểm cao nhất trong hệ thốngđánh giá của giáo dục Mỹ). Rằng đó sẽ là sự phản ánh trí tuệ và ý chí của tôi. Nó cho thấy tôi có những thứ phù hợp để đạt được thành công. Nhưng tôi đã sai.
Bằng chứng rất rõ ràng: Thành tích học tập chẳng phải là dự báo chút xíu nào cho một sự nghiệp thành công. Trong mọi ngành nghề, nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa điểm số và thành tựu trong công việc là rất nhỏ trong những năm đầu đi làm, và là cực nhỏ trong những năm sau đó.
Ví dụ như, ở Google, khi các nhân viên đang học năm 2 hoặc năm 3 đại học thì điểm số của họ sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. (Tất nhiên là phải nói rằng nếu bạn nhận điểm D thì có thể bạn sẽ không ‘hạ cánh’ ở Google đâu).
Điểm số hiếm khi đánh giá được các phẩm chất như sáng tạo, khả năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, trí thông minh cảm xúc, xã hội, chính trị. Vâng! Những sinh viên hạng A rất giỏi nhồi nhét thông tin và viết nó ra trong bài kiểm tra. Nhưng một sự nghiệp thành công hiếm khi đòi hỏi bạn tìm giải pháp đúng cho một vấn đề, mà phần lớn là việc tìm đúng vấn đề để giải quyết.
Việc đạt điểm A đòi hỏi sự tuân thủ. Còn một sự nghiệp thành công lại đòi hỏi sự độc đáo |
Theo một nghiên cứu vào năm 1962, một nhóm các nhà tâm lý học đã theo dõi các kiến trúc sư sáng tạo nhất nước Mỹ và so sánh họ với các đồng nghiệp ít sáng tạo hơn nhưng có kỹ năng về công nghệ. Một trong những yếu tố để phân biệt là điểm số trong học bạ.
“Trong trường đại học, các kiến trúc sư sáng tạo thường đạt trung bình điểm B” – Donald MacKinnon viết. “Với những khoá học mà họ quan tâm, họ có thể đạt điểm A, nhưng trong những môn học không đòi hỏi trí tưởng tượng, họ sẵn sàng không thèm làm gì cả”. Họ quan tâm tới trí tò mò của mình và ưu tiên cho những hoạt động mà họ tìm thấy động lực nội tại – yếu tố đem lại thành công của họ trong công việc.
Việc đạt điểm A đòi hỏi sự tuân thủ. Còn một sự nghiệp thành công lại đòi hỏi sự độc đáo. Trong một nghiên cứu về những sinh viên tốt nghiệp với thành tích đầu bảng, nhà nghiên cứu giáo dục Karen Arnold đã phát hiện ra rằng, kể cả là với những người có sự nghiệp thành công thì cũng hiếm khi họ đạt được vị trí cao hơn.
“Những thủ khoa đầu ra thường không phải là những người có tầm nhìn cho tương lai” – tiến sĩ Arnold giải thích. “Họ thường nương náu vào một hệ thống, thay vì thay đổi nó”.
Điều này có thể giải thích tại sao Steve Jobs tốt nghiệp phổ thông chỉ với 2,65 điểm GPA, còn J.K. Rowling – tác giả của Harry Potter thì hầu như chỉ đạt điểm C khi theo học ĐH Exeter. Nhà lãnh đạo Martin Luther King Jr. chỉ đạt 1 điểm A duy nhất trong 4 năm học ở Morehouse.
Nếu mục tiêu của bạn là tốt nghiệp mà không có một điểm xấu nào trong học bạ, thì trong quá trình học bạn sẽ chọn những môn dễ dàng và luôn ở trong vùng an toàn của mình. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận điểm B, bạn có thể học lập trình Python và cố gắng giải mã tác phẩm “Finnegans Wake” (một tác phẩm được cho là rất khó hiểu). Bạn sẽ có kinh nghiệm đối mặt với thất bại – thứ giúp bạn có khả năng phục hồi.
Những sinh viên điểm A cũng bỏ lỡ nhiều hoạt động xã hội. Dành nhiều thời gian hơn trong thư viện đồng nghĩa với việc sẽ ít thời gian hơn để có những tình bạn lâu dài, để tham gia những câu lạc bộ hay hoạt động tình nguyện. Tôi biết điều này từ kinh nghiệm của chính mình.
Tôi không đạt được mục tiêu 4.0 GPA của mình. Tôi tốt nghiệp với 3,78 điểm (Đây là lần đầu tiên tôi chia sẻ điểm GPA kể từ khi nộp đơn học tiến sĩ cách đây 16 năm. Thực sự, chẳng ai quan tâm đâu.)
Nhìn lại, tôi không ước rằng điểm mình sẽ cao hơn. Nếu có thể làm lại, tôi sẽ học ít đi. Những giờ đồng hồ tôi đã lãng phí để ghi nhớ những kiến thức về hoạt động bên trong của mắt sẽ được dành để xem những vở hài kịch, những cuộc trò chuyện đêm khuya về ý nghĩa của cuộc sống.
Vì vậy, hỡi các trường đại học: Hãy làm thế nào để sinh viên của các bạn dễ dàng chấp nhận những rủi ro về mặt trí tuệ hơn. Các trường cao học có thể làm rõ ra rằng sẽ chẳng ai quan tâm đến sự khác biệt giữa 3,7 và 3,9. Các trường đại học có thể chấm điểm bằng chữ mà không có điểm trừ hay điểm cộng, để bất cứ điểm GPA nào trên 3,7 đều xuất hiện trong học bạ là A.
Việc đó có thể giúp ngăn chặn sự điên rồ trong việc chạy đua theo điểm số, khuyến khích quá nhiều sinh viên nỗ lực vì sự hoàn hảo vô nghĩa.
Với các nhà tuyển dụng: Hãy nói rõ rằng các vị đánh giá kỹ năng cao hơn điểm A. Trong một nghiên cứu vào năm 2003 về 500 thông báo tuyển dụng, có gần 15% nhà tuyển dụng không chọn những sinh viên có điểm GPA cao, trong khi đó hơn 40% không chú trọng vào điểm số trong vòng sơ loại.
Với những sinh viên điểm A: Hãy nhận ra rằng việc học kém ở trường có thể giúp bạn chuẩn bị để vượt qua những thách thức lớn hơn trong cuộc sống. Vì thế, có thể đã đến lúc đặt ra một mục tiêu mới: đạt ít nhất 1 điểm B trước khi tốt nghiệp.
Adam Grant