Tiểu đường là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến khả năng cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng,ườitiểuđườngmắccúmcầnchămsócthếnàkết quả thi đấu bóng đá hôm qua đặc trưng bởi tình trạng đường huyết cao mạn tính. Bệnh được chia thành tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ (tiểu đường khi đang mang thai).
BS.CKI Đoàn Minh Yên Hà, đơn vị Nội tiết, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết người tiểu đường có chỉ số đường huyết không ổn định, khi mắc cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai... Ngược lại, bệnh cúm khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát đường huyết hơn, do virus làm tăng phản ứng viêm. Một số người bệnh cúm bị chán ăn, bỏ ăn có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Người bệnh tiểu đường khi có các triệu chứng cúm cần khám và điều trị sớm, tránh diễn tiến nặng. Tùy vào tình trạng và virus gây bệnh mà bác sĩ điều trị phù hợp như điều trị nâng đỡ tổng trạng, điều trị triệu chứng và sử dụng thuốc kháng virus cúm, ngăn chặn virus sản sinh thêm trong cơ thể.
Bác sĩ Hà lưu ý người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định, không tự ý mua thuốc vì dễ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Người bệnh kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống đầy đủ, uống thuốc đúng giờ, hạn chế đi ngoài trời nắng gắt hay trời mưa, giữ ấm cơ thể... Người có các dấu hiệu tiến triển nặng hơn cần tới bệnh viện để được chăm sóc.