Ngày 4/7,ờitiếtnắngnónglàmquyluậtbùngphátdịchsốtxuấthuyếtbịphávỡlich ngoai hang anh hom nay Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho biết, từ đầu năm tới nay, Việt Nam có hơn 40.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 8 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số ca giảm gần 50% nhưng người dân không được chủ quan.
Tiến sĩ Dũng cho rằng, hiện nay thời tiếtkhá thất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng bùng dịch sốt xuất huyết. Trước đây, chu kỳ lặp lại sau 4-5 năm nhưng với sự biến động của thời tiết, quy luật này đã bị phá vỡ. Dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Ví dụ, năm 2023, dịch ở miền Nam đã giảm hơn năm ngoái nhưng ở miền Bắc lại tăng đến 60%. Năm 2017, số ca mắc và tử vong vì sốt xuất huyết rất cao, đến 2019 và 2022, số ca mắc cũng rất cao. Diễn biến dịch không theo chu kỳ 4-5 năm như trước.
Tại Hà Nội, trong khoảng 2 tuần trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu tăng dần. Tiến sĩ Dũng khuyến cáo Hà Nội có thể là điểm nóng nhất nước về sốt xuất huyết do có mật độ dân số cao, tỷ lệ lây nhanh.
Để phòng chống sốt xuất huyết, Tiến sĩ Dũng khuyến cáo người dân phải dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại… Muỗi đẻ trứng trong các đồ dùng chứa nước trong nhà, chỉ cần không có nước đọng thì không có muỗi.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên người dân không nên tự mua về phun. Người dân có nhu cầu diệt muỗi nên liên hệ các đơn vị y tế dự phòng ở địa phương, không sử dụng các loại hóa chất không rõ ràng, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kháng thuốc ở muỗi.