Không đi ngược chủ trương
Những năm 1966-1967,áodụcápdụngKhoántạisaokhônhận định kèo leverkusen Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc có quyết định táo bạo khi giao khoán ruộng đất cho từng hộ nông dân (khoán 10). Ông thực hiện khoán 10 là đi ngược với chủ trương của Đảng và Nhà nước thời kỳ đó. Nhưng tuyển dụng viên chức giáo viên hiện nay có thể áp dụng “khoán 10” vì đã có căn cứ, cơ sở pháp luật.
Hiện nay việc tuyển dụng viên chức mỗi tỉnh quy định khác nhau về thẩm quyền tuyển dụng. Trong khi đó, nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã hướng dẫn theo hướng mở về thẩm quyền tuyển dụng.
Cụ thể, điều 7 quy định: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.
Như vậy, các địa phương nên phân cấp phân quyền tuyển dụng đến hiệu trưởng từng trường thay vì giao cho Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, UBND cấp huyện thực hiện.
Phân cấp việc tuyển dụng cho hiệu trưởng là đã áp dụng “khoán 10” của lĩnh vực nông nghiệp sang giáo dục. Khi đó, các trường sẽ chủ động hơn trong việc tuyển chọn, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. UBND tỉnh chỉ phân bổ biên chế; Sở GDĐT, UBND địa phương hướng dẫn cách tuyển và thanh kiểm tra vai trò tuyển dụng của các hiệu trưởng.
Tinh giản biên chế, mạnh dạn phân cấp
Tình trạng của giáo dục hiện nay là thiếu giáo viên, không tuyển dụng được nhưng phải thực hiện tinh giản 10% theo lộ trình từ 2021 đến 2026.
Điều này đặt ra cho giáo dục mục tiêu kép (vừa tuyển đủ giáo viên, vừa tinh giảm biên chế 10% từ 2021 đến 2026. Vì vậy, vấn đề giao khoán đặt ra càng cấp thiết hơn.
Giữa mục tiêu tinh giản biên chế và thiếu giáo viên, nhiều tỉnh thành đã lựa chọn tinh giản biên chế. Vì vậy, các tỉnh này không cho phép tuyển dụng mặc dù vẫn còn biên chế trống, mặc cho các trường thiếu giáo viên kêu ca. Hoặc nếu tuyển dụng thì các địa phương này phải chứng minh số viên chức nghỉ hưu cộng với biên chế trống phải lớn hơn số lượng 10% tinh giản vào năm 2026.
Đây là cách làm phản ánh lối suy nghĩ máy móc, rập khuôn, chậm đổi mới. Vì luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức tại khoản 2 điều 2, quy định viên chức tuyển dụng mới sau ngày 1/7/2020 áp dụng hợp đồng xác định thời hạn.
Nghĩa là hợp đồng không xác định thời hạn sẽ không còn được áp dụng với các viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 mà chỉ được áp dụng hợp đồng xác định thời hạn.
Điều này không chỉ làm cho viên chức tuyển mới luôn nỗ lực phấn đấu, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại lợi ích cho người học và chất lượng của nhà trường, mà còn giúp các đơn vị trường học tinh giản biên chế dễ dàng khi không còn chỉ tiêu hoặc nhu cầu.
Vậy tại sao không thực hiện khoán 10?
Với những lập luận nêu trên, rõ ràng ngành giáo dục đủ các cơ sở pháp lý để thực hiện “khoán 10”, thuận lợi hơn nhiều thời của cố Bí thư Kim Ngọc.
Khi giao khoán, cố Bí thư Kim Ngọc chịu sức ép từ nhiều phía và ông đã chọn con đường vì dân, chấp nhận phá rào.
Ngành giáo dục không bị sức ép phải làm sai mà ngược lại còn khuyến khích phân cấp, giao khoán. Vậy, tại sao ngành giáo dục không thực hiện? Câu trả lời không cần phải suy nghĩ, đó là thiếu người dám thực thi. Do vậy, ngành đang rất cần những người có trách nhiệm với giáo dục, chịu khó tư duy, mạnh dạn đổi mới và luôn có một trái tim luôn trĩu nặng vì các thế hệ học sinh.
Bí thư Kim Ngọc là con người có 3 tố chất: Một là, xuất phát từ thực tiễn của đất nước, của địa phương, ông thoát khỏi giáo điều, sự trì trệ để năng động sáng tạo. Thứ hailà tinh thần vì dân, thương dân và thứ balà trách nhiệm đối với quê hương, với Đảng bộ, với công việc và sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với cấp trên.
Và đương nhiên việc thiếu giáo viên hiện nay có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do không có nguồn tuyển, mức lương của giáo viên thấp, áp lực công việc cao… Về lâu dài, chúng ta phải tạo nguồn bền vững, đổi mới chính sách tiền lương, giảm áp lực công việc cho nghề giáo.
Để làm được, đòi hỏi chúng ta phải có những quyết sách giao khoán mạnh mẽ cho giáo dục.
Ngành giáo dục đã phải chịu trách nhiệm về chất lượng thì phải để cho ngành được tự quyết định mọi thứ, chứ không phải nắm tất cả trừ 2 thứ - con người và tài chính, như lời Bộ trưởng GD-ĐT phát biểu gần đây.
Nguyễn Hữu Tâm
Cả nước đang thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên. Trong khi đó, vẫn đang thừa 10.178 giáo viên ở cả tiểu học, THCS, THPT. Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm nay, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc. Tính bình quân cứ 100 giáo viên có 1 người bỏ việc. Mới đây, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Bộ GD-ĐT đã đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, tuyển dụng như thế nào để tuyển đúng người, đúng việc, đáp ứng được yêu cầu đề ra mới là câu chuyện đáng bàn. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng thốt lên rằng: Ngành GD nắm tất cả trừ 2 thứ: giáo viên và tài chính. Vậy, nên chăng cần có 1 khoán 10 trong tuyển dụng giáo viên để gỡ khó cho cả Bộ, cơ sở đào tạo và nhà giáo? Ban Giáo dục mở diễn đàn “Tuyển dụng giáo viên: Cần có 1 khoán 10”. Mời bạn đọc gửi ý kiến về [email protected]. Xin cảm ơn! |