Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Những thông điệp sâu sắc về một thế giới mới từ ITU Digital World 2020_kèo bóng đá u23 châu á

Những thông điệp sâu sắc về một thế giới mới từ ITU Digital World 2020_kèo bóng đá u23 châu á

2025-01-13 06:35:42 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:World Cup View:237lượt xem

Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020) là sự kiện thường niên của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và cũng là sự kiện có quy mô lớn nhất thế giới về viễn thông và CNTT (ICT).

Từng được biết đến với tên gọi Triển lãm Viễn thông Quốc tế (ITU Telecom World),ữngthôngđiệpsâusắcvềmộtthếgiớimớitừkèo bóng đá u23 châu á sự kiện này giờ đây được tổ chức tại Việt Nam với tên gọi mới - Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020). 

{keywords}
Nhiều thông điệp sâu sắc về một thế giới mới đã được chia sẻ từ ITU Digital World 2020. Ảnh: Lê Anh Dũng

Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Triển lãm Viễn thông Quốc tế được tổ chức dưới dạng trực tuyến trên nền tảng Make in Viet Nam tại địa chỉ https://digitalworld2020.vn. 

Với sự góp mặt của 30 bộ trưởng, 20 thứ trưởng, và nhiều lãnh đạo các cơ quan quản lý, các chuyên gia từ hơn 50 quốc gia, qua nhiều phiên thảo luận, các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến và nhận định quan trọng có tính chất dẫn dắt ngành viễn thông thế giới trong những năm sắp tới. 

Chuyển đổi số là cách để thế giới vượt qua đại dịch

Tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã thay mặt nước chủ nhà Việt Nam đưa ra lời khẳng định, tên gọi mới của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020) phản ánh sự hợp lực sức mạnh của viễn thông, CNTT và công nghệ số. 

Theo đó, sự phát triển của thế giới sẽ được thúc đẩy bởi công nghệ số. Triển lãm Thế giới số hàng năm là để thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng các công nghệ số. Đó cũng là lý do mà Việt Nam đưa ra sáng kiến đổi tên Triển lãm Viễn thông Quốc tế (ITU Telecom World) thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020). 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), giới lãnh đạo ngành TT&TT trên khắp thế giới đã cùng nhau thảo luận về vai trò của CNTT-TT trong ứng phó với đại dịch, hoạch định chiến lược số trong và sau Covid-19 và định hướng cho quan hệ hợp tác giữa ITU với các quốc gia thành viên trong triển khai các chương trình chuyển đổi số.

CNTT đang ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trong việc giúp thế giới ứng phó với đại dịch. Nhờ hạ tầng CNTT mà thế giới vẫn có thể vận hành, dòng chảy kinh tế, xã hội không bị gián đoạn. Trong bối cảnh đại dịch, Internet trở thành công cụ hiệu quả nhất đảm bảo cho sự kết nối của người dân bất chấp việc giãn cách xã hội. 

Covid-19 cũng mang đến những mặt tích cực khi tạo ra cơ hội thúc đẩy CNTT, số hóa các hoạt động sản xuất, dịch vụ và hoạt động thương mại. Chuyển đổi số dần trở thành một xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức và từng cá nhân cơ hội phát triến chưa từng có. 

Thế giới và thách thức về việc thu hẹp khoảng cách số

CNTT đóng vai trò quan trọng trong xóa bỏ khoảng cách xã hội và kinh tế. Tuy vậy, tại 47 nước kém phát triển nhất thế giới, khoảng 20% dân số chưa được kết nối Internet do thiếu cơ sở hạ tầng và giá dịch vụ còn đắt đỏ.

{keywords}
Tình hình phát triển của ngành viễn thông toàn cầu đã được nhiều chuyên gia chia sẻ tại ITU Digital World 2020. Ảnh: Trọng Đạt

Trong cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, vẫn còn đó hàng triệu người trên thế giới không được tiếp cận với mạng Internet. Nhiều người dân ở các khu vực xa xôi phải chịu thiệt thòi do khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục,... do khoảng cách về mặt địa lý. 

Khoảng cách này sẽ dần được thu hẹp nếu những người này tiếp cận được với cơ sở hạ tầng viễn thông. Do vậy, cần phải mang cơ hội tiếp cận với Internet đến các vùng sâu, vùng xa và những người dân yếu thế. 

Đây chính là thời điểm mà thế giới phải cùng chung tay xác định các ưu tiên để tăng tốc quá trình phổ cập băng thông rộng và thu hẹp khoảng cách số bằng cách tăng cường việc tiếp cận của người dùng và tính sẵn có của công nghệ. 

Các chính phủ có thể thực hiện điều này bằng cách đưa ra các chính sách nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích các nhà mạng mở rộng vùng phủ và cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý hơn, các nhà sản xuất tung ra các mẫu thiết bị giá rẻ, nâng cao kỹ năng số cho người dân và thúc đẩy giáo dục trực tuyến.

Công nghệ 5G: Cuộc cách mạng tạo ra sức bật cho cả ngành viễn thông

Các đại biểu đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới cũng đã cùng nhau thảo luận về tương lai của 5G và cách triển khai công nghệ còn mới mẻ này. 

Theo đó, 5G mang đến một cuộc cách mạng về thông tin thay vì chỉ đơn thuần là việc nâng cấp về công nghệ. Điều này được thể hiện rõ khi xét tới sự khác biệt giữa 4G và 5G. Trong khi 4G giúp kết nối mọi người lại với nhau, 5G được sử dụng để kết nối tất cả mọi vật. 

{keywords}
Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) lần đầu tiên được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Ảnh: Trọng Đạt

Trong vòng 5 năm tới, hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ sử dụng dữ liệu di động với mức tiêu thụ trung bình mỗi tháng cao hơn gấp từ 4-5 lần. 5G chính là công nghệ hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đó. 

Về mặt băng thông, với những gì mà 5G mang lại, chúng ta sẽ không có những giới hạn đối với vấn đề này ít nhất là trong vài năm tới. Công nghệ 5G sẽ là chìa khoá cho sức mạnh tính toán và khả năng tự động hóa của các nhà máy. 

Điều mà ngành viễn thông cần đảm bảo là phải có biện pháp thúc đẩy một hệ sinh thái mở. Cùng với tác động đột phá của 5G, các chính phủ nên xem hệ sinh thái di động với quy mô hơn 1.000 tỷ USD như một động lực cho sự phát triển. 

Từ triển vọng về công nghệ, các chuyên gia hàng đầu về viễn thông đều đồng ý rằng, 5G sẽ cần thời gian một vài năm tới để phát triển. Tuy vậy, công nghệ này có thể sẽ trở thành nền tảng chung để thúc đẩy thế giới phục hồi sau đại dịch và bước sang một trạng thái bình thường mới.

Đảm bảo an ninh mạng là vấn đề chung của toàn cầu

Theo các chuyên gia về bảo mật, thế giới đang phải chứng kiến mối đe dọa lớn về vấn đề an ninh mạng. Các vụ tấn công mạng đang ngày một diễn ra với quy mô lớn cùng thủ đoạn không ngừng gia tăng. 

Ngay trong đại dịch Covid-19, số vụ tấn công mạng đã tăng tới 60% so với cùng kỳ và tập trung vào người cao tuổi và trẻ em, những người dễ bị tổn thương nhất. Bên cạnh đó, số vụ tấn công giả mạo (phising) diễn ra ngày một nhiều hơn. 

{keywords}
Ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT) thay mặt nước chủ nhà Việt Nam phát biểu tại phiên chuyên đề về An toàn thông tin thuộc Hội nghị và Triển lãm Thế giới số. Ảnh: Trọng Đạt

Tin giả, tin độc hại cũng trở thành các công cụ để kẻ xấu cài cắm mã độc và tiến thành thu thập dữ liệu. Điều này diễn ra ngay trong thời kỳ bùng nổ của các thiết bị IoT khiến các thiết bị này có nguy cơ cao bị  giới tội phạm mạng đưa vào tầm ngắm. 

Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên thế giới, mọi người chỉ mới tập trung vào việc sử dụng công nghệ mà quên đi mất những lo ngại liên quan đến vấn đề an ninh. Nhiều chính phủ đã có nhận thức tốt về việc ứng dụng CNTT nhưng vẫn chưa có chiến lược quốc gia về an ninh mạng. 

Để chống lại tội phạm mạng, cần có một hệ sinh thái về an ninh mạng thay vì những hành động đơn lẻ. Những thách thức này chính là cơ hội để các chính phủ và khu vực tư nhân có thể hợp tác với nhau, ngoài ra còn là sự hợp tác trên phạm vi toàn cầu để giải những vấn đề toàn cầu.

Lực lượng an toàn thông tin mỗi nước cũng cần có cơ chế chia sẻ thông tin với nhau và tăng cường áp dụng các tiến bộ như công nghệ học máy, AI vào lĩnh vực an ninh mạng. Bên cạnh đó, cần có biện pháp nâng cao nhận thức về vấn đề an ninh mạng. 

Theo các chuyên gia, các quy định và hướng dẫn về an ninh mạng nên có cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên. Các chính phủ nên ban hành quy định về việc triển khai an ninh. Trong khi đó, những quy định riêng cũng có thể được ban hành tại chính nội bộ các doanh nghiệp. 

Mọi người dân đều phải được hưởng lợi từ công nghệ ICT

Tại phiên bế mạc, ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) chúc mừng nước chủ nhà Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020). Ông Houzin Zhao cũng đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc đổi tên và tổ chức sự kiện trực tuyến. 

{keywords}
Tại ITU Digital World 2020, ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho rằng Việt Nam đang trở thành tấm gương sáng về phát triển ICT đối với nhiều quốc gia đang phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Tổng thư ký ITU, trong những ngày vừa qua, bộ trưởng các nước thành viên ITU đã nhóm họp và cùng nhau đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về sự hợp tác và việc đổi mới sáng tạo. 

Ông Houzin Zhao cũng bày tỏ tin tưởng rằng, thế giới hậu Covid-19 sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Khu vực nhà nước, khu vực tư nhân sẽ hợp tác với nhau và phối hợp cùng cộng đồng quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực ICT. Trong tương lai đó, tất cả người dân sẽ cùng được hưởng lợi từ sự phát triển chung của ICT và không một ai bị bỏ lại phía sau cả. 

Trọng Đạt

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái