Nằm trong chuỗi chương trình kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà yêu nước Phan Châu Trinh (9/9/1872 - 9/9/2022),úcđộngtáihiệnvaidiễnThiSáchcủanhàyêunướcPhanChâc1 bxh Câu lạc bộ Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ đã phối hợp cùng Khoa Du Lịch - ĐH Hoa Sen tổ chức chương trình Danh nhân Phan Châu Trinh – Cuộc đời và dấu ấntại đường sách TP.HCM.
Chương trình có sự góp mặt và chia sẻ của ông Nguyễn Đông Hòa – cháu cố của cụ Phan Châu Trinh. Hiện ông Hòa cũng là người trực tiếp quản lý khu đền thờ của danh nhân Phan Châu Trinh tại quận Tân Bình.
Ông Nguyễn Đông Hòa bày tỏ sự xúc động khi tinh thần Chi Bằng Học với quan điểm “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh” của thế hệ tiền nhân, cũng là ông của mình vẫn có tính thời đại cho đến ngày nay. Hạnh phúc và tự hào hơn cả là tinh thần này đang được các thế hệ ngày nay tìm hiểu và làm “sống dậy” với những điều tác động tích cực nhất cho thế hệ trẻ hôm nay.
Nhiều năm qua, ông Hòa tiếp nối tinh thần trách nhiệm của thế hệ con - cháu với việc phát huy, lan tỏa đến người trẻ về tinh thần tiến bộ của thế hệ cha ông đi trước. Đồng thời, ông dự kiến sẽ đưa “Đền thờ nhà yêu nước Phan Châu Trinh” trở thành điểm đến của du lịch-văn hóa dành cho người dân.
Theo diễn giả Văn hóa Hồ Nhựt Quang – Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ, Phan Châu Trinh dù sinh ra và lớn lên trong tầng lớp quan lại, nhưng ông đã nhìn rõ được vai trò, sứ mệnh của người thanh niên, không ích kỷ với cuộc sống của bản thân mà chọn sống lý tưởng vì dân, vì nước dù rằng con đường đó khiến ông phải trải qua nhiều gian truân, khổ ải.
Ông Hồ Nhựt Quang còn làm rõ tinh thần yêu nước bằng những hành động thiết thực của danh nhân Phan Châu Trinh thông qua tư tưởng Chi Bằng Học. Song song đó, những tác phẩm trong Gia Huấn Ca, Phan Châu Trinh đã thể hiện rõ tầm nhìn của mình khi nhìn thấu tỏ nguyên nhân đứt gãy kết nối của lòng thủy chung, hiếu thảo, ứng xử nghĩa tình và nhất là tinh thần yêu nước.
Đặc biệt, chương trình cũng tái hiện vai diễn Thi Sách – chồng Bà Trưng Trắc mà cụ Phan Châu Trinh từng dàn dựng và biểu diễn lần đầu tiên tại nhà tù Côn Lôn hồi năm 1910 trong tuồng Trưng Vương Bình Ngũ Lãnh. Trích đoạn được diễn giả Hồ Nhựt Quang chuyển thể cải lương từ nguyên tác của ông Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh.
Vở diễn Trưng Vương Bình Ngũ Lãnh được trình diễn bởi 3 diễn viên Minh Hòa, Nhựt Quang và Lý Trung Tín. Các diễn viên trình diễn khoảng 15 phút đoạn Thi Sách đối đầu với thái thú Tô Định, Ưng Trành (nhân vật Chương Hầu trong Tiếng trống Mê Linh) và bị bọn chúng chém đầu. Tuy chỉ là một trích đoạn ngắn nhưng tiết mục này đã làm rõ tinh thần yêu nước của Thi Sách, người đã chấp nhận cái chết chứ không đầu hàng trước kẻ gian tham, cướp nước và bán nước. Cũng như tinh thần của cụ Phan Châu Trinh và những nhà yêu nước thời đó.
Các nghệ sĩ diễn trích đoạn, ca vọng cổ tưởng nhớ Phan Châu Trinh.
Vở diễn nhận được những tràng pháo tay nhiệt liệt của khán giả có mặt tại chương trình. Ngoài ra, nghệ sĩ cải lương Tú Quyên thể hiện bài vọng cổ Nỗi lòng Phan Châu Trinh với giọng ca ấm áp, ngọt ngào và truyền cảm. Các sinh viên trường Đại học Hoa Sen cùng tham gia tái hiện hình ảnh của các tù nhân tại đảo Côn Lôn
Thúy Ngọc
Ông là cha của Nguyên Lê - nhạc sĩ gốc Việt nổi tiếng thế giới về Jazz/ world music.