Thậm chí có những phụ huynh còn sẵn sàng chi trả 160.000 Nhân dân tệ (NDT) tiền học phí cho con mình. Và ngay một kì nghỉ hè,ọcphídạythêmkèmcaongấtngưởng triệuđồnggiờketqua ngay mai họ có thể tiêu tốn đến 50.000 NDT cho con đi học thêm. Kì nghỉ hè từ lâu đã trở thành “kỳ học vịt nhồi” của học sinh và “thời kỳ mất máu” của phụ huynh.
Phóng viên BanYueTan đã đến thăm một thành phố ở Tây Nam (Trung Quốc) và phát hiện có rất nhiều cơ sở đào tạo, trung tâm thông đồng, liên kết với các các công ty, lấy cắp thông tin cá nhân của học sinh rồi lên kế hoạch cạnh tranh, thu hút.
Kì nghỉ hè của nhiều học sinh Trung Quốc chỉ xoay quanh các lớp học thêm |
Phụ huynh chi trả 160.000NDT sau một cuộc điện thoại
“Bác là phụ huynh của em Lý Xuyên Giang đúng không ạ? Bác biết thành tích học tập của con mình ở kỳ học trước không...”. Chỉ sau một cuộc gọi vào đầu kỳ nghỉ hè năm nay đã khiến Lý Nghị tiêu tốn 160.000NDT đăng ký lớp học thêm “một kèm một” cho con mình.
“Ban đầu khi mới nghe điện thoại, tôi tưởng đó chỉ là cuộc gọi hỏi thăm của giáo viên trong trường. Bởi vì cô ấy nói một cách rành mạch, chi tiết về thông tin của con tôi”- Lý Nghị nói. Chính vì vậy, Lý Nghị đã trả lời các câu hỏi rất chi tiết và cẩn thẩn. Sau đó, anh ấy phát hiện ra đầu dây bên kia là giáo viên tư vấn của một trung tâm học thêm, cô ấy tư vấn và giới thiệu cho anh lớp “một kèm một”.
“Bình thường khi nhận những cuộc gọi như này, tôi sẽ tắt máy ngay lập tức. Nhưng lần này có chút khác biệt, vì cô ấy nói rõ được thứ hạng và thành tích học tập của con tôi trong lớp. Sau đó còn cẩn thận chỉ ra những môn học yếu kém, kiến thức nào có vấn đề cần bổ sung. Lúc đó tôi thực sự rất vui mừng, nghĩ rằng cuối cùng cũng tìm được đúng người. Vì vậy tôi đã trực tiếp đưa con tôi đến trung tâm”- Lý Nghị phân tích.
Sau một cuộc khảo sát, phóng viên BanYueTan nhận thấy cách làm này của các trung tâm ngày càng phổ biến, thu hút được lượng lớn học sinh đến đăng ký học.
“Chỉ cần bạn đăng nhập và để lại thông tin cá nhân trên trang web của Học viện Giáo dục, một lúc sau sẽ có giáo viên gọi điện tư vấn, giới thiệu các lớp học”-Một giáo viên của trung tâm chia sẻ.
Quảng cáo 'có cánh', học phí cao ngất ngưởng
Phóng viên BanYueTan đến các cơ sở đào tạo, trung tâm có lớp học “một kèm một” (trung tâm Kinh Hàn,Tân Phương Đông...) và nhận thấy rằng mức học phí “một kèm một” dao động trong khoảng 200NDT (khoảng 700 trăm nghìn) đến 1.000NDT (khoảng 3 triệu rưỡi) cho một giờ học. Sau kì nghỉ hè, tổng học phí mà phụ huynh chi trả có thể lên đến 50.000NDT (khoảng 170 triệu). Với mong muốn thu hút được sự chú ý của các phụ huynh, các trung tâm không ngần ngại phóng đại “có giáo viên nổi tiếng từ các trường giỏi”, “đảm bảo điểm cao”.
“Trong thành phố có hơn 1000 cơ đào tạo với dịch vụ này, mỗi cơ sở đều nói mình có hơn chục giáo viên giỏi đến từ các trường nổi tiếng. Nhưng trên thực tế, cả thành phố chỉ có 7 trường nổi tiếng,chất lượng đào tạo tốt. Ngay cả khi thử cộng tất cả số lượng giáo viên lại cũng không không đủ ” - Phó Hiệu trưởng của một trường học chia sẻ với phóng viên.
Một số trung tâm còn thu hút phụ huynh, học sinh với những lời đảm bảo chắc chắn. “Cô giáo tư vấn nói rằng trung tâm của họ có quan hệ rất tốt với các trường nổi tiếng trong thành phố. Họ còn đảm bảo con tôi sẽ đỗ vào trường cấp 3 tốt trong thành phố” - Lý Nghị nói. Cũng chính vì lời đảm bảo này của trung tâm mà Lý Nghị quyết định chi trả 160.000NDT( khoảng 544 triệu) cho 800 giờ học.
Lời quảng cáo của các trung tâm dạy thêm 1 kèm 1 |
Để xác minh, phóng viên BanYueTan đã đến trực tiếp một trung tâm dưới danh nghĩa là phụ huynh học sinh để xin tư vấn. Trước khi ra về, nhân viên của trung tâm còn chỉ ra nếu học sinh thiếu một số điểm nhỏ, suýt soát với số điểm chuẩn thì chỉ cần bạn là học viên của trung tâm và 200.000 NDT (khoảng 680 triệu) là có thể giải quyết được.
Trước sự hỗn loạn của các trung tâm, cơ sở dạy thêm “một kèm một” các chuyên gia, giáo viên cho rằng cần nghiêm túc xem xét, điều tra rõ việc rò rỉ thông tin cá nhân của các em học sinh. Sẵn sàng xử phạt nghiêm các đối tượng, cơ sở có các hành vi vi phạm pháp luật. Về phía cơ sở trường học nên kiểm tra, sắp xếp và bảo mật lại các thông tin.
“Tôi tin rằng nguồn gốc của việc rò rỉ thông tin học sinh nằm ở phía trường học. Một số hiệu trưởng cũng như giáo viên đã không chịu được sự cám dỗ của đồng tiền mà hành động sai trái. Từ đó làm rỏ rỉ thông tin của các học sinh cho các trung tâm dạy thêm. Hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức của một nhà giáo mà còn vi phạm nội quy nhà trường, pháp luật. Các cơ quản quản lý giáo dục nên tăng cường điều tra, kiểm điểm” - Phó Hiệu trưởng của một trường học nổi tiếng chia sẻ.
Đỗ Nhung (Theo Xinhuanet)
Giáo viên có hợp đồng dài hạn, làm việc thường xuyên (toàn thời gian) ở trường công lập, họ sẽ không được phép dạy thêm.