Thông tin trên được GS.TS Trần Văn Thuấn,ánhnặngcănbệnhviêmgangâyracáichếtcủangườiViệtmỗinăsố liệu thống kê về juventus gặp bologna Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết tại hội thảo quốc tế "Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan B, C tại tuyến y tế cơ sở", do Bộ Y tế tổ chức sáng 13/11.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có khoảng 254 triệu người đang sống chung với viêm gan B, 50 triệu người mắc viêm gan C. Mỗi ngày, chúng ta phải chứng kiến 6.000 người nhiễm mới và 3.500 người tử vong. Con số đáng báo động này vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Tại Việt Nam, số người nhiễm viêm gan B là khoảng 6,5 triệu người, 900.000 người nhiễm viêm gan C. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số người nhiễm viêm gan B và C cao nhất trên thế giới.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 80.000 trường hợp xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan và khoảng 40.000 trường hợp tử vong.
GS Thuấn cho biết, bệnh viêm gan virus B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vaccine sớm và đúng quy định. Với viêm gan virus C, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh nhưng với các phác đồ điều trị hiện có, bệnh viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế xây dựng, triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống viêm gan virus tại Việt Nam.
Các chính sách này nhằm giảm lây truyền virus viêm gan, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do viêm gan virus, tiến tới loại trừ để viêm gan virus không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
"Việt Nam cam kết loại trừ viêm gan vào năm 2030 để bệnh này không còn là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng", Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Hiện Bộ Y tế hợp tác với các tổ chức quốc tế để thử nghiệm mô hình phòng, chống viêm gan virus. Trong đó, phối hợp cùng Đại học Y Harvard thông qua Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt Nam và Quỹ Gilead Sciences thí điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị viêm gan virus tại tuyến cơ sở ở Thái Bình và Phú Thọ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiểu biết của người dân về viêm gan virus còn hạn chế. Viêm gan B phải điều trị suốt đời, nhưng nhiều người bỏ ngang thuốc điều trị, tìm đến các phương pháp điều trị dân gian chưa được kiểm chứng.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân hôn mê gan do bỏ điều trị, viêm gan virus B tiến triển thành đợt cấp nguy hiểm, chi phí điều trị tốn kém.
Trong khi đó, chi phí điều trị viêm gan B khoảng 1,3 triệu đồng/tháng và điều trị suốt đời; điều trị viêm gan C khoảng 22 triệu đồng cho liệu trình 12 tuần.
Tuy nhiên, phần lớn các bệnh viện tuyến huyện chưa cung cấp điều trị viêm gan B; với bệnh viêm gan C mới chỉ điều trị tại bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện tỉnh/thành phố.
Được biết, từ nay đến năm 2025, Bộ Y tế tiếp tục mở rộng xét nghiệm sàng lọc bệnh viêm gan tới tuyến xã và cộng đồng; phân tuyến điều trị bệnh đến tuyến quận/huyện với nguồn chi trả từ quỹ BHYT.