Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan,óatổchứchoạtđộnggiáodụctheocấpđộđểphòngchốti lệ kèo 88 lơ là, tổ chức thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị.
Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phải hết sức linh hoạt triển khai, thực hiện theo các cấp độ.
Cấp độ 1 (trên địa bàn chưa thực hiện giãn cách xã hội, học sinh đến trường bình thường): Tranh thủ thời điểm đang kiểm soát được dịch bệnh, tập trung nguồn lực, tăng thời lượng dạy học để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình giáo dục: tăng tiết, tăng buổi, trước mắt là dạy học cả ngày thứ Bảy (có thể kết hợp hình thức online, qua truyền hình, giao bài tập qua hình thức OTT). Tạm thời chưa tổ chức dạy thêm, học thêm tại trường học.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa hướng dẫn thực hiện theo các cấp độ |
Cấp độ 2 (trên địa bàn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ): Tổ chức dạy học 2 ca/ngày sáng và chiều, mỗi ca bố trí chỉ 50% HS đến trường. Tập trung dạy học những nội dung cốt lõi, các nội dung khác tổ chức dạy bù khi có điều kiện; kết hợp hình thức online, qua truyền hình, giao bài tập qua hình thức OTT.
Cấp độ 3 (trên địa bàn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, học sinh dừng đến trường): Hoạt động giáo dục chỉ tổ chức bằng hình thức online hoặc qua truyền hình, kết hợp giao bài tập qua hình thức OTT. Riêng Giáo dục tiểu học chỉ đặt mục tiêu duy trì trạng thái học tập cho học sinh.
Đối với Giáo dục mầm non, khi dịch bệnh xảy ra trẻ không được đến trường. Không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ, mà thực hiện việc hỗ trợ, hướng dẫn cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà.
Lê Dương
Hiện, nhiều địa phương đã có các phương án để hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp nhận các học sinh từ nơi khác đến; đón học sinh tỉnh mình về học.