Nhưng sự thật lại quá phũ phàng. Một hành trình gian khổ kéo dài từ châu Á tới châu Âu kéo dài trong 2 năm,ộcđờitủinhụccủachàngtraiđượcbăngĐầurắnđưsoi kèo bilbao hôm nay và Li phải lao động khổ sai suốt chặng đường, kiếm tiền trang trải cho chuyến đi. “Đó là hai năm hành trình gian khổ, và chúng tôi đi qua hành trăm vùng mà tôi chưa hề biết tới. Chúng tôi cũng không được phép đặt ra bất kỳ câu hỏi nào”, Li trả lời tờ Sun Online.
Và khi anh Li tới Anh vào năm 2004, chỗ ở của anh vô cùng bẩn thỉu. Anh còn phải ngủ trên nền bê tông cùng 25 người khác, và bị buộc phải đi làm việc thu hoạch sò nứa ở vùng Lancashire.
Cảnh sát tìm kiếm thi thể nạn nhân thảm họa vịnh Morecambe hồi năm 2004. Ảnh: Reuters |
Chưa đầy 1 tuần kể từ khi bắt đầu công việc trên, anh cùng với 23 người đồng nghiệp phải giành giật sự sống do thảm họa vịnh Morecambe đã xảy ra. Thảm họa này xảy ra tương tự vụ 39 người nhập cư được phát hiện trong công-ten-nơ mới đây.
Li, xuất thân từ một tỉnh nghèo ở miền nam Trung Quốc, tới nước Anh năm 26 tuổi. Giống như nhiều người Trung Quốc khác, Li để lại khoản nợ khổng lồ lại cho người thân của mình trước khi ra đi. “Tôi làm nghề bán rau, tiền kiếm được chỉ đủ cho nhu cầu lương thực hàng ngày. Tôi muốn kiếm được nhiều hơn cho gia đình mình”, anh Li nói.
Và khi được giới thiệu về việc tới Anh, Li đã nắm lấy cơ hội này và mẹ anh đã phải thế chấp ngôi nhà đang sống để đảm bảo đám buôn người có thể đưa anh Li tới châu Âu. “Tôi đã trả rất nhiều tiền, và chúng nói rằng tôi sẽ có công việc tốt hơn. Tôi được hứa về một nơi sống dễ chịu”, anh Li nói thêm.
“Tôi bị bỏ lại ở khu phố Hoa ở London, và không được phép hỏi bất kỳ điều gì. Một người đàn ông tiến tới và nói có một công việc tại thành phố Liverpool. Tôi chấp nhận ngay lập tức. Khi tới nơi, tôi mới được biết công việc đó là thu hoạch sò nứa. Không ai trong chúng tôi từng làm công việc này trước đây, nhưng tất cả chúng tôi đều cần tới công việc này để sống sót”, anh Li nói.
Thực tế hoàn toàn trái ngược với lời hứa về một cuộc sống dễ chịu, anh Li phải làm việc cả tuần trong điều kiện lạnh giá với mức lương chỉ 10 bảng Anh/ngày. “ Công việc vô cùng vất vả, suốt cả tuần. "Chúng tôi đào và nhặt sò nứa bỏ vào đầy túi. Một người có thể thu hoạch 2-3 túi sò nứa/ngày” anh nói thêm.
Li và các đồng nghiệp ‘nô lệ’ khác chỉ được cho ăn bánh mì và uống nước lọc, đồng thời cũng buộc phải ngủ trên sàn bê tông.
“Chúng tôi chỉ có bánh mì không và trà hoặc nước lọc cho bữa sáng. 25 người chúng tôi ngủ trong một phòng, nằm sát cạnh nhau, mỗi người một cái chăn trên nền bê tông. Nơi đấy không sạch sẽ, nhưng chúng tôi chỉ cần nơi nghỉ ngơi và ngủ. Ngày nào cũng như vậy khiến bạn kiệt sức, và không buồn động tay tới việc nấu ăn hay tắm rửa. Chỉ ngủ thôi”, anh Li nói.
Ngoài ra, họ cũng không được cung cấp các thiết bị an toàn như áo phao cứu hộ, và thậm chí họ còn không được cảnh báo về hiểm họa từ các đợt thủy triều cũng như các hố cát lún. “Chúng tôi chỉ nghe theo mệnh lệnh. Không ai để ý tới mối nguy hiểm, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài tin ông chủ của mình”.
Vào một đêm đông tháng 2/2004, Li cùng 24 công nhân thu hoạch sò nứa khác bị cuốn bởi đợt thủy triều lạnh buốt ở vịnh Morecambe. Li đã bị cuốn đi bởi các đợt sóng dữ.
Danh sách các nạn nhân trọng vụ thảm họa vịnh Morecambe hồi năm 2004. Ảnh: Lancashire Police |
“Tất cả mọi người đều hét lên, sợ hãi và khóc lóc. Tôi chứng kiến mọi người bị dìm xuống sâu dưới làn nước và không bao giờ trở lại. Tôi đã sợ hãi, và hoàn toàn bất lực. Tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ chết”, anh Li kể.
“Nhưng đột nhiên mọi thứ trở nên yên lặng xung quanh tôi. Tôi không nghe thấy gì hết, và tôi không cảm nhận được bất kỳ vật gì chuyển động hay vật lộn xung quanh mình. Đó là sự im lặng chết chóc. Tôi hoàn toàn tê dại. Tôi không còn cảm nhận được sự lạnh giá, khi tôi nhận ra rằng tất cả những người làm việc cùng tôi hôm đó đã bị chìm xuống biển và tử nạn”, anh Li kể tiếp.
Nhờ cảnh sát bảo vệ bờ biển, anh Li được cứu. Khi được đưa vào bờ, anh ấy đã nhìn thấy thi thể trần trụi của 23 công nhân khác làm cùng mình, bởi các đợt sóng đã cuốn mất toàn bộ quần áo của những người tử nạn.
Thảm kịch trên đã gây ra một cú sốc cho nước Anh, và hé lộ mầm mống của những đường dây ‘nô lệ thời hiện đại’ ở Anh. Theo tiết lộ của tờ Sun, những kẻ cầm đầu đường dây trên có thể kiếm được hơn 1 triệu bảng Anh/ngày (khoảng 32 tỷ đồng), trong khi lương của các nạn nhân chỉ được trả 10 bảng Anh/ngày.
Tuấn Trần