Vẽ Bác bằngniềm đam mê mãnh liệt,ườivẽbứcchândungHồChủtị
soi kèo bóng đá liverpool bằng cả trái tim kính trọng, họa sĩ - nghệ nhân HoàngĐình Thuận, 57 tuổi, sống tại xã Tương Bình Hiệp, TP.TDM (Bình Dương) với 35năm theo nghiệp vẽ tranh đã cho ra đờihơn cả ngàn bức chân dung về Bác Hồ trên tranh sơn mài truyền thống. Nghệ nhân Hoàng Đình Thuận được Hiệphội nghề sơn mài - điêu khắc tỉnh Bình Dương đánh giá là người đã đưa chân dungHồ Chủ tịch vào tranh sơn mài với đặc điểm rất riêng biệt mà khó có ai so sánhđược.
Nghệ nhân HoàngĐình Thuận vẽ bức chân dung "Bác Hồ hành quân"Tốt nghiệpkhoa sơn mài tiểu thủ công nghiệp hệ cao đẳng thuộc trường Đại học Bách khoaTP.HCM năm 1976, ông Thuận trở về vùng đất sơn mài Bình Dương bắt tay vào vẽtranh tại làng nghề Tương Bình Hiệp - một làng nghề sơn mài truyền thống đếnnay đã hơn 300 năm hình thành và phát triển. Sau một thời gian vẽ tranh, nhấtlà tranh về Bác Hồ, ông Thuận dừng lại công việc đam mê của mình lên đường nhậpngũ vào năm 1979. Từ khi trở thành người lính “Cụ Hồ”, hình ảnh Bác Hồ càng nhập tâm vào máu thịtcủa ông hơn.Sau ngày giảingũ, ông trở về Bình Dương tiếp nối với nghiệp vẽ tranh. Vào thập niên 90, nghềlàm tranh sơn mài khi đó đang ăn nên làm ra, được thị trường ưa chuộng nêntranh sơn mài Bình Dương nổi tiếng khắp vùng. Nói đến tranh sơn mài Tương BìnhHiệp - người chơi tranh tán dương với nét đẹp rất riêng, tao nhã và độc đáo ítcó nơi nào sánh bằng. Thậm chí, một số nước như Nhật Bản, Pháp và nhiều thịtrường ở châu Âu đã tìm đến đặt hàng tranh sơn mài Tương Bình Hiệp. Đây là giaiđoạn thịnh hành và thịnh vượng nhất của làng nghề này. Từ đó, nhiều nơi biếtđến tài vẽ tranh của ông Thuận, nhất là vẽ chân dung Bác Hồ. Từ đó, ông Thuậnđược nhiều nơi biết đến không chỉ có tài vẽ các bức tranh chân dung đơn thuầnrất đẹp mà ông vẽ về chân dung Bác Hồ rất có hồn, trung thực trên mỗi nét chấmphá về con người của Bác. Có nhiều khách là đơn vị, cơ quan Nhà nước tìm đếnđặt hàng, thuê ông Thuận vẽ chân dung về Bác Hồ bằng chất liệu sơn mài. Để đápứng nhu cầu, ông Thuận cất công sưu tầm hình ảnh về Bác Hồ trên sách báo, mượntài liệu tại bảo tàng và thư viện để sao chép lại hình ảnh hoạt động cách mạngvẻ vang của Bác - Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam để nghiên cứu đưalên tranh sơn mài. Đến nay, trong tủ của ông Thuận có kho tư liệu rất quý vớihàng trăm hình ảnh Bác Hồ được cất giữ rất cẩn thận. Ông Thuận xúc động nói:“Mỗi dịp sinh nhật Bác, lại mang “tàisản quý” hình ảnh của Người xem đi xem lại và chọn một tấm ảnh nhập tâm nhất đểvẽ trên tranh sơn mài”. Hôm chúng tôi ghé qua nhân 122 năm ngày sinh nhật Bác,ông Thuận đang cặm cụi, cẩn trọng tô từng nét cọ vẽ bức chân dung “Bác Hồ hànhquân” ở Tây Bắc. Từng nét vẽ tỉ mỉ và kỳcông, ông vẽ với sự say mê kỳ lạ. “Vẽ Bác khó nhất là làm sao bức chân dungnhìn cho có hồn, càng khó hơn là đôi mắt sáng và đặc biệt vẽ chân dung Bác bắtbuộc phải có thần thì bức tranh đó mới xem là thành công được”, nghệ nhân HoàngĐình Thuận tâm đắc giải thích. Với niềm đammê mãnh liệt, bằng cái chất của người lính “Cụ Hồ”, nghệ nhân Hoàng Đình Thuậnđã vẽ chân dung Bác bằng cả trái tim yêu thương và kính trọng. Mỗi bức chândung của Bác khi ông đã vẽ thì vẽ đến độ say sưa, thậm chí mất hai đến ba ngày liền ngồi lì trong phòngvẽ cho đến khi hoàn thành bức chân dung của Bác. “Để hoàn thành bức tranh sơnmài có đến 12 công đoạn từ việc chọn chất liệu gỗ và nhiều công đoạn làm chobức tranh phủ bóng phải mất hàng tháng trời mới xong nên tranh có độ bền caođến hàng chục năm”, ông Thuận cho biết.Tại khu trưngbày trên đường Hồ Văn Cống, xã Tương Bình Hiệp, TP.TDM, chúng tôi thật sự xúcđộng trước những bức sơn mài vẽ chân dung Bác Hồ để đời như “Bác Hồ hành quân”,“Bác Hồ ngồi ghế mây”... Ông Thuận cho biết, khách hàng thường hay đặt hàng vẽnhiều nhất là bức “Bác Hồ hành quân”, “Bác ngồi trên ghế mây”. Với bức “Bác Hồhành quân” rất nhiều đơn vị của quân đội và công an đặt hàng vẽ. Còn bức “Bácngồi ghế mây” cũng được nhiều cơ quan ban ngành trong và ngoài tỉnh hay đặthàng treo trên các văn phòng, hội trường, trụ sở các cơ quan Nhà nước và làmquà biếu cho các đoàn khách quốc tế, ngoại giao mỗi khi đến thăm làm việc tạitỉnh Bình Dương. Cách đây 15 năm, Công ty Xuất khẩu Bình Dương - đơn vị đượcchọn trang trí cho Hội trường Ba Đình đặt ông bức chân dung Bác Hồ có khổ rộng1,2mx 1,6m. Phải mất nhiều tháng trời ông mới vẽ hoàn thành bằng chất liệu sơnmài truyền thống và thật vinh dự bức chân dung Bác Hồ được treo trang trọng tạiHội trường Ba Đình lịch sử.Họa sĩ - thạcsĩ Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch Hiệp hội sơn mài - điêu khắc tỉnh Bình Dươngđánh giá: Nói về Bác Hồ có rất nhiều họa sĩ ở Bình Dương sáng tác về Người,nhưng nghệ nhân Hoàng Đình Thuận đã đưa chân dung Hồ Chủ tịch vào tranh sơn màivới đặc điểm rất riêng biệt khó có ai có thể so sánh được. Họa sĩ Hoàng ĐìnhThuận - người đã giữ được nét truyềnthống dùng chất liệu sơn ta vào sơn mài, đặc biệt thể hiện chân dung Bác Hồ rấtcó thần thái. Muốn vẽ chân dung về Bác phải hiểu về người, phải học tập cuộcsống của Người và sự kính trọng, cộng với tài năng của người họa sĩ mới vẽ đượcchân dung về Bác. Họa sĩ Hoàng Đình Thuận đã thành công khi đưa chân dung ngườilãnh tụ vĩ đại của dân tộc lên tranh sơn mài truyền thống. “Có tài cũng chưa đủ nếu như người vẽ chưathấm nhuần về đạo đức, lối sống và kính trọng thì mới dám vẽ chân dung Bác Hồ”,nghệ nhân Hoàng Đình Thuận khiêm tốn nhìn nhận sau 35 năm theo nghề vẽ tranhcủa mình, đặc biệt vẽ chân dung Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam -danh nhân văn hóa thế giới.DƯƠNG CHÍTƯỞNG
Tác Giả:World Cup