Trước khi xung đột bùng phát hồi cuối tháng 2/2022,ìsaodầumỏkhíđốtNgavẫntiếptụctuônchảlịch thi đấu ngoại hạng anh tối hôm nay châu Âu phụ thuộc vào Nga để đáp ứng 40 - 45% nhu cầu khí đốt nhập khẩu và khoảng 1/4 lượng dầu mỏ nhập khẩu. Moscow sau đó đã cố gắng yêu cầu châu Âu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga, bằng cách cắt giảm nguồn cung năng lượng cho các nước trong châu lục.
Đến lượt mình, châu Âu đã tìm mọi cách từ bỏ sử dụng dầu mỏ và khí đốt của xứ sở bạch dương, nhưng không hoàn toàn. Theo tạp chí The Economist, dòng chảy năng lượng tiếp tục một phần là do hệ thống cũ còn sót lại và một phần vì luật hợp đồng, thực tế thị trường và sự phù hợp về chính trị.
Xét về dầu mỏ, tháng 12 năm ngoái, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm nhập khẩu dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga, với một vài ngoại lệ tạm thời. Ngoài ra, trong một sự nhượng bộ đối với các nước không giáp biển, EU đã miễn trừ trừng phạt dầu chảy qua các đường ống.
Để trả đũa, Nga đình chỉ hoạt động của tuyến đường ống Bắc Druzhba tới Ba Lan và Đức. Tuy nhiên, dầu vẫn tiếp tục chảy qua đường ống Nam Druzhba qua Ukraine đến các nhà máy lọc dầu ở Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary. Thực tế này giúp Moscow duy trì mối quan hệ đặc biệt với Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người luôn vận động hành lang chống lại lệnh trừng phạt Nga của EU.
Đáng chú ý, các lệnh trừng phạt cấm 3 quốc gia Séc, Slovakia và Hungary xuất khẩu các sản phẩm nhiên liệu được tạo ra từ dầu thô của xứ sở bạch dương sang những nước khác, ngoại trừ Ukraine. Các nhà máy lọc dầu của Ukraine, chủ yếu ở khu vực miền đông đang giao tranh ác liệt, đã bị tàn phá nặng nề. Với việc các cảng bên bờ Biển Đen bị phong tỏa, cách duy nhất để Ukraine có thể lấy nhiên liệu là bằng xe tải hoặc tàu hỏa. Vị cố vấn năng lượng Ukraine thừa nhận “về mặt chiến lược quân sự, chúng tôi vẫn cần loại dầu này”.
Trong khi đó, khí đốt của Nga chưa bao giờ bị chặn. Tuy nhiên, ngay sau khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt, Nga đã bắt đầu khóa vòi. Bất chấp sự cố phá hủy đường ống Dòng chảy phương Bắc một cách bí ẩn vào tháng 9 năm ngoái, Nga vẫn có thể cung cấp khí đốt cho các khách hàng châu Âu thông qua mạng lưới Ukraine.
Song, khi Kiev cho đóng cửa một điểm vào đường ống trong vùng lãnh thổ Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Moscow, Nga đã từ chối thanh toán phí vận chuyển và đe dọa cắt nguồn cung. Ukraine đề nghị định tuyến lại khí đốt, nhưng Nga từ chối. Naftogaz, công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kiện tập đoàn Nga Gazprom lên Tòa Trọng tài quốc tế nhằm giải quyết tranh chấp.
Lời cảnh báo của Moscow về việc châu Âu sẽ “chết cóng” nếu không có khí đốt Nga, đã không thành hiện thực vì mùa đông ấm hơn và châu lục đã tìm thấy các nguồn cung khác.
Đến tháng 3 năm nay, tỷ trọng nhập khẩu khí đốt Nga của châu Âu giảm xuống còn hơn 10%. Khoảng một nửa trong số đó là khí tự nhiên hóa lỏng thu mua từ một công ty tư nhân của Nga; thêm 1/4 đi qua đường ống TurkStream đến miền nam châu Âu. Phần còn lại đi qua Ukraine, chủ yếu đến Slovakia và Áo.
Giới phân tích nhận định Nga sẽ thu hẹp dòng chảy nhiên liệu đang giảm dần này. Hợp đồng giữa Naftogaz và Gazprom sẽ hết hạn vào cuối năm 2024 và thật khó để tưởng tượng thỏa thuận sẽ được gia hạn.
Các quan chức Ukraine khẳng định, chừng nào người châu Âu còn mua khí đốt của Nga, họ sẽ còn tôn trọng hợp đồng vận chuyển nhiên liệu. Đối với Kiev, sẽ không có lợi nếu họ làm điều ngược lại, gây tổn hại đến sự hỗ trợ của châu Âu dành cho đất nước.
Nhu cầu khí đốt của chính Ukraine đã giảm, trong bối cảnh phần lớn ngành công nghiệp của nước này bị tàn phá. Đất nước tự sản xuất gần như đủ nhu cầu khí đốt của mình. Tuy nhiên, họ phải nhập khẩu hầu hết dầu, đặc biệt là dầu diesel cho máy phát điện sử dụng trong thời gian mất điện và cho các phương tiện quân sự.
Ukraine đang mua dầu diesel từ nhiều thương nhân khác nhau và nguồn gốc của nó thường không được biết đến. Tuy nhiên, cố vấn năng lượng Ukraine cho rằng, một phần nhiên liệu cung cấp cho việc vận hành các xe tăng của Kiev có lẽ là của Nga.