Xia Yiming (tỉnh Phúc Kiến,ừalấyquầnáothiệnnguyệnởTrungQuốgiải hạng 6 anh Trung Quốc) thường quyên góp quần áo cũ của mình vào các thùng từ thiện.
“Tôi luôn giữ lại trang phục cũ, chờ có dịp tặng cho bà con nghèo hoặc nhân viên vệ sinh tại khu vực. Nhưng hiện nay, không còn nhiều người mặc đồ cũ nữa. Tôi đành gửi tặng đồ đến các tổ chức thiện nguyện, hy vọng giúp đỡ được những người khó khăn”, cô chia sẻ với China Daily.
Cô cũng thường giúp bố mẹ mình tặng đồ cũ theo cách này.
“Quyên góp là cách tốt để giúp đỡ người nghèo khó, đồng thời giữ cho tủ quần áo của bố mẹ tôi gọn gàng, ngăn nắp. Những người cao tuổi như họ có thói quen tích trữ quá nhiều đồ đạc”, cô nói.
Tuy nhiên, mới đây, Yiming bất ngờ khi biết những thùng từ thiện mình gửi đồ lại là chiêu trò lừa đảo của kẻ gian.
"Giờ đây, tôi chỉ để đồ cũ ở sảnh chung cư với dòng chữ ‘Quần áo đã qua sử dụng, phù hợp với độ tuổi 60. Đừng ngại mang về'".
Các thùng từ thiện giả được rao bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: WeChat. |
Đầu năm nay, cuộc điều tra của The Papercho thấy các loại thùng từ thiện giả mạo được bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc với giá thấp nhất là 400 nhân dân tệ (khoảng 63 USD) mỗi thùng.
Nhiều người bán còn gợi ý khách mua đặt in thêm dòng chữ “Hiệp hội từ thiện”, “Phúc lợi công cộng” hoặc “Bảo vệ môi trường” để chiếc thùng trông giống thật hơn.
Trong khi đó, một tấn quần áo đã qua sử dụng có giá lên tới 2.200 nhân dân tệ (tương đương 333 USD).
Theo một đối tượng chuyên làm giả thùng từ thiện, việc chiếm đoạt quần áo cũ và bán lại là công việc kinh doanh rất dễ dàng, có thể kiếm bộn tiền với lợi nhuận hàng năm lên đến 600.000 nhân dân tệ (90.700 USD).
Tại Trung Quốc, hành vi giả mạo tổ chức từ thiện là bất hợp pháp. Bất chấp điều này, hoạt động sản xuất, kinh doanh thùng từ thiện giả vẫn bùng nổ, đặc biệt ở các thành phố nhỏ.
Ông Wang Zhenyao, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Từ thiện Trung Quốc, cho biết thùng từ thiện giả ngày càng xuất hiện nhiều trong vài năm gần đây do người dân không còn muốn tích trữ quần áo đã qua sử dụng.
“Hoạt động quyên góp quần áo cũ bắt đầu diễn ra từ những năm 1990 một cách thường xuyên. Hồi đó, không có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức xã hội, những trang phục này được tái chế bởi cơ quan dân sự cộng đồng”, ông nói trên Red Star News.
Nhiều tổ chức phi chính phủ đặt các thùng thu gom quần áo cũ để gây quỹ và giúp đỡ người khó khăn. Ảnh: Edmond So. |
Tháng trước, Bộ Nội vụ Trung Quốc cảnh báo người dân về các tổ chức từ thiện giả mạo.
“Hành vi của nhóm người này vi phạm Luật từ thiện, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các nhà tài trợ và làm hoen ố hình ảnh của hoạt động thiện nguyện nói chung”, trích thông báo của Bộ.
Năm ngoái, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã dẹp 4 tổ chức thiện nguyện giả mạo. Các nhóm này bị phạt 20.000 nhân dân tệ (tương đương 3.050 USD) và buộc phải tiêu hủy các thùng từ thiện “nhái”.
Trước đó, vào năm 2020, cơ quan chức năng khu tự trị Choang Quảng Tây cũng loại bỏ 172 thùng từ thiện giả.
Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự tức giận trước hành vi của kẻ lừa đảo.
Một người dùng trên Baidu cho biết: “Không ngờ lòng tốt của rất nhiều người lại chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm tư nhân”.
"Những bộ quần áo này dành cho người khó khăn và thiếu thốn, không phải cho những kẻ tham lam”, một người khác bình luận.
Theo Zing