Ngày đầu tiên bước vào lớp Một,ậtkýcườiranướcmắtcủacậubétrượttiểuhọsố liệu thống kê về melbourne city gặp newcastle jets cậu bé Hoàng Liên (biệt danh Rán) chỉ có mong ước là được tự đi bộ đến ngôi trường nhỏ bé trong làng cùng cô bạn mới quen. Nhưng ước mơ giản dị ấy không thành hiện thực bởi một lối rẽ bất ngờ ngay trước cổng trường: cô bạn mới đã bước lên chiếc ô tô khổng lồ, sặc sỡ để đến một ngôi trường quốc tế.
Ba năm sau, cảm giác tủi thân đó của cậu được bù đắp khi cũng bước vào một ngôi trường vô cùng danh giá. Nhưng hóa ra mọi thứ không đơn giản...
Cuốn sách dành cho những ai đang mất ăn mất, ngủ lo cho con vào ngôi trường nổi tiếng nào đó. Không phải bí quyết thi cử, đỗ đạt mà là những câu chuyện nhỏ phía sau cánh cổng trường.
Tác giả nhận ra rằng, bản thân mình không thể khuyên bảo được ai, kể cả người nhà hay con cái trong cách chọn trường và việc học hành nên đành sử dụng thể loại nhang nhác nhật ký và bút pháp giễu nhại để trình bày một hiện thực - như nó đang xảy ra.
Cuốn sách gồm 17 chương là các tình huống mà trẻ con hay phụ huynh đọc đều phải "cười ra nước mắt". Bởi đó là những cú va đập lung tung với trường, lớp, cả một thiết chế giáo dục của Hoàng Liên. Đó là cậu bé ngây thơ, tâm hồn như tờ giấy trắng, lại vừa "ấm a ấm ớ", "một mình một kiểu" chẳng chịu theo quy tắc nào.
Người viết chỉ mong muốn cha mẹ nhận ra rằng những đứa trẻ như cái bình đựng nước, có cữ nhất định, nếu bị rót nhiều quá sẽ tràn ra ngoài.
Các bậc phụ huynh, thay vì lao vào trường chuyên, trường điểm, trường danh giá, có lẽ nên dừng lại đôi chút xem việc dạy và học ở đó như thế nào? Vào "ngôi biệt thự giáo dục" đó đã không đơn giản, nhưng thoát ra khỏi nó để trở về với "túp lều tranh" trường làng có dễ không?
Điều quan trọng nhất không phải là vào trường danh tiếng, mà là một ngôi trường đem lại niềm vui, sự thoải mái, không có áp lực đè nén lên tuổi thơ con trẻ.
Văn học thiếu nhi, mảnh đất bị lãng quên“Văn học thiếu nhi là mảnh đất bị lãng quên và chúng ta cần đánh thức lại nó”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.