Các startup hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo của Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) sẽ được trình bày ý tưởng trước các nhà đầu tư để gọi vốn ban đầu lên tới 500.000 USD tại Demo Day.
Sáng nay,ươngtrìnhtăngtốckhởinghiệptuyểnstartuptiềmnăngđểrótvốchuyên gia soi kèo bóng đá 21/9, VIISA đã chính thức ra mắt website và tuyển các startup công nghệ trong khu vực Đông Nam Á nhân Hội thảo quốc tế Tạo dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sang tạo Việt Nam - Bài học thực tiễn từ Israel.
Trong vòng 1 tháng (từ 21/9-20/10), các startup sẽ đăng ký và nộp hồ sơ tại website viisa.vn. VIISA sẽ tiến hành lựa chọn các startup để đi vào vòng đào tạo, dựa trên các tiêu chí: Có đội ngũ mạnh để thực hiện ý tưởng kinh doanh, ý tưởng công nghệ đã được ứng dụng thực tế; khả năng mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững trong tương lai.
10 startup được lựa chọn sẽ được đội ngũ cố vấn của VIISA đào tạo trong vòng 4 tháng, tập trung vào nhiều kỹ năng quan trọng của khởi nghiệp như phát hiện, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, gọi vốn, bán hàng...
Mỗi startup dự kiến được rót vốn từ 15.000 USD cho đến 5% giá trị định giá công ty trong suốt quá trình đào tạo và đến khi tốt nghiệp, được hỗ trợ về văn phòng, nguồn lực kỹ thuật, dịch vụ kế toán... Đặc biệt, VIISA sẽ hỗ trợ các startup kết nối với hơn 100 doanh nhân, cố vấn, nhà đầu tư đến từ Facebook, IBM, FPT, Dragon Capital, Hanwha... Các startup hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo sẽ trình bày ý tưởng cho các nhà đầu tư để gọi số vốn ban đầu lên tới 500.000 USD tại Demo Day (dự kiến diễn ra tháng 3/2017).
Các start-up hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo của VIISA sẽ được trình bày ý tưởng cho các nhà đầu tư để gọi vốn ban đầu lên tới 500.000 USD tại Demo Day (dự kiến diễn ra trong tháng 3/2017).
Cần hoàn thiện thể chế, chính sách về khởi nghiệp
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh Chính phủ đã đưa ra những nhóm giải pháp rất cụ thể về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mục tiêu đặt ra là có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020. Ông khẳng định đối với doanh nghiệp và khởi nghiệp, chủ trương của Đảng rất rõ ràng, nhất quán; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng cam kết mạnh mẽ là sẽ luôn đồng hành và phục vụ doanh nghiệp nói chung, cộng đồng start-up nói riêng.
"Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách và tổ chức thực hiện thể chế chính sách về khởi nghiệp và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Việc học tập kinh nghiệm từ Israel, một quốc gia rất thành công về khởi nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Trong đó, Việt Nam ưu tiên tập trung vào kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ở cả cấp vĩ mô lẫn vi mô; đề xuất chương trình hành động để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp; tiếp tục khẳng định sự cam kết hỗ trợ của Chính phủ để tạo dựng một quốc gia khởi nghiệp..., Phó Thủ tướng cho hay.
Hội thảo quốc tế Tạo dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam - Bài học thực tiễn từ Israel do UBND Thành phố Hà Nội, Đại sứ quán Israel và FPT tổ chức, thu hút hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế như WorlBank, ADB, IMF , các trường đại học, viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm, start-up.
Đây là Hội thảo về khởi nghiệp lớn nhất từ trước tới nay của Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết, doanh nghiệp luôn có vị trí đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế của Thành phố và Hà Nội đang phấn đấu đi tiên phong cả nươc về xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, khởi nghiệp. "Mục tiêu của Hà Nội là thành lập mới thêm 200.000 doanh nghiệp mới đến năm 2020, trong đó tập trung thúc đẩy nền kinh tế trí thức, phát triển những doanh nghiệp có khả năng phát triển nhanh... Để Hà Nội có thể trở thành Trung tâm kinh tế khởi nghiệp của Việt Nam".
T.C