Đại học California-Los Angeles (UCLA) - nơi tiến sĩ Daniel McKeown làm việc,ươngkhôngđủsốnggiảngviênđạihọcMỹcầucứucộngđồngđểcótiềnthuênhàtỷ số union berlin đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học danh tiếng thế giới.
“Xin chào mọi người! Tôi là Daniel, một giáo sư vật lý thiên văn tại UCLA. Năm nay, tôi chỉ nhận được 70.000 USD tiền lương”, giảng viên McKeown nói trong video.
Theo thông tin trên website của UCLA, McKeown hiện là giảng viên tại trường. Ông cho biết mình đã phải chuyển ra khỏi căn hộ vì không còn đủ khả năng trả tiền thuê.
“Tôi đang thực sự vô gia cư. Hiện tại, tôi không có nhà riêng, không đứng tên trong bất kỳ hợp đồng thuê nhà nào", vị giảng viên chia sẻ.
McKeown cho biết tiền thuê nhà của ông là 2.500 USD (khoảng hơn 62 triệu đồng) mỗi tháng. Theo khảo sát từ một trang chuyên về bất động sản, giá thuê nhà trung bình ở Westwood (khu phố ở phía tây của Los Angeles, Mỹ) hiện lên tới 3.700 USD (khoảng gần 92 triệu đồng) mỗi tháng.
Để có thể tiếp tục sống gần trường và đi làm hàng ngày, McKeown kêu gọi sự hỗ trợ trên mạng xã hội. “Tôi đang xin quyên góp 100.000 USD nhằm trang trải tiền thuê nhà, để tôi có thể sống ở Los Angeles, gần khu Westwood và đến trường mỗi ngày”, tiến sĩ McKeown nói trong cuộc phỏng vấn với đài KTLA.
Vị này cũng cho biết ông đã yêu cầu được tăng lương nhưng bị trưởng khoa từ chối.
Đài KTLAđã nhiều lần liên hệ với UCLA để yêu cầu bình luận về tình trạng của giảng viên McKeown nhưng không nhận được phản hồi.
Kể từ khi phải chuyển ra khỏi căn hộ, McKeown ở nhờ nhà một người bạn và cố gắng tìm cách ở gần trường hơn. Hiện tại, ông phải sống cách UCLA nhiều giờ đồng hồ và đã chuyển các lớp học của mình sang dạy trực tuyến.
Ở phần bình luận dưới video trên mạng xã hội của Tiến sĩ McKeown, nhiều người thắc mắc rằng học phí cao của sinh viên UCLA được chi vào đâu nếu không phải để trả lương xứng đáng cho giảng viên.
“Tôi rất thích thầy giảng dạy ở UCLA! Mong thầy sớm vượt qua khó khăn này. Thầy là người nhân hậu, tận tâm và có lòng trắc ẩn. UCLA thật may mắn khi có thầy”, một người viết bình luận.
Người xem khác chia sẻ: “Tôi đã học lớp của thầy vào mùa hè, thầy rất linh động và thấu hiểu sinh viên!”.
Nhiều người cũng đặt câu hỏi tại sao trường đại học không cung cấp chỗ ở cho giảng viên. Một người chia sẻ trải nghiệm của bản thân: “Tôi từng là giảng viên hợp đồng một năm, nhưng nhận ra mình có thể rơi vào cảnh vô gia cư nên đã phải từ bỏ”.
Theo website của UCLA, tổng chi phí cho một sinh viên bang là khoảng 34.667 USD (tương đương hơn 861 triệu đồng) mỗi năm, trong đó học phí và các chi phí khác chiếm 13.225 USD (khoảng gần 329 triệu đồng).
Khi được hỏi tại sao không giảng dạy ở một nơi khác, Tiến sĩ McKeown đáp: “Tôi không thể từ bỏ việc giảng dạy. Đó là đam mê lớn nhất của tôi. UCLA là một trong những trường hàng đầu về Vật lý”.
McKeown, người có bằng tiến sĩ Vật lý thiên văn, cho biết ông giảng dạy toàn thời gian với 6 lớp mỗi năm, nhưng chỉ được trả một nửa mức lương trung bình của các giảng viên vật lý khác tại California. “Điều này không công bằng”, ông nói với KTLA.
UCLA từng đối mặt với nhiều chỉ trích vì giá nhà ở khu vực này quá cao. Năm 2023, tờ The Daily Bruinđã đăng một bài xã luận kêu gọi trường cần giải quyết vấn đề này.
Theo Sáng kiến Vô gia cư Los Angeles, đến năm 2022, Los Angeles thiếu gần 500.000 căn nhà ở giá rẻ. Trong cùng năm đó, UCLA trở thành trường đầu tiên thuộc hệ thống Đại học California cam kết đảm bảo chỗ ở cho sinh viên, nhưng chính sách này không áp dụng cho giảng viên.
Video của Tiến sĩ McKeown được đăng lên chỉ vài tuần sau khi Hội đồng Quản trị Đại học California bỏ phiếu tăng lương cho các hiệu trưởng, với mức tăng trung bình 30%, theo tờ Los Angeles Times.
“Lý tưởng nhất là mọi giảng viên có hoàn cảnh giống tôi sẽ được tăng lương. Mục tiêu của tôi là giúp tất cả những người rơi vào tình cảnh như mình, dù họ có lên tiếng hay không”, Tiến sĩ McKeown nói.
Vị này cho biết, ông là thành viên của Liên đoàn Giáo viên Mỹ (American Federation of Teachers) và đang làm việc cùng tổ chức này để tìm kiếm giải pháp.
'Lương giảng viên không đủ sống, tôi đau đớn giấu gia đình nghỉ việc'Ngày từ giã công việc giảng viên, tôi không dám mở lời nói với bất kỳ ai. Tôi e ngại cha mẹ buồn, sợ thầy cô thất vọng và đau đớn với chính bản thân khi phải thừa nhận mình bỏ cuộc.