Cảnh báo các chiêu lừa đảo mới khi mua sắm online
Theủđoạnmớilừađảongườidùngkhimuasắmtrựctuyếnmùadịbochum – freiburgo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, thời gian gần đây, lợi dụng nhu cầu mua hàng qua mạng gia tăng trong mùa dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân bằng những chiêu thức hết sức tinh vi.
Những sơ hở trong quá trình thanh toán số của ứng dụng mua sắm trực tuyến cũng như sự bất cẩn của nhiều người tiêu dùng đã được các đối tượng tận dụng triệt để.
Trong thông tin cảnh báo mới phát ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã điểm ra một số thủ đoạn lừa đảo mới khi người dân mua sắm online.
Cụ thể, với thủ đoạn lừa đảo qua dịch vụ “Ship COD” nhằm thu khoản chênh lệch giá, đối tượng giả làm người mua thỏa thuận với người bán yêu cầu nâng giá ghi trên phiếu mua hàng của sản phẩm thông qua dịch vụ “Ship COD”. Cho rằng việc đó không ảnh hưởng gì đến mình nên nhiều người bán đồng ý và sử dụng dịch vụ “Ship COD” để giao nhận hàng. Lúc này, người bán sẽ giao hàng qua dịch vụ vận chuyển, nhận tiền ứng hàng (lớn hơn so với giá trị sản phẩm) và chuyển khoản số tiền chênh lệch lại cho người mua theo thỏa thuận.
Khi dịch vụ vận chuyển thông báo không tìm thấy người nhận ở địa chỉ nhận hàng hoặc không có ai mang tên như trên phiếu giao hàng thì người bán phải hoàn lại tiền ứng vì không thể giao hàng. Như vậy, người bán đã bị lừa mất số tiền chênh lệch giá.
Các đối tượng tội phạm mạng triệt để sử dụng những sơ hở trong quá trình mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Ảnh minh họa) |
Đối với hình thức lừa đảo qua lệnh chuyển khoản giả, đối tượng xấu giả làm khách đặt mua hàng qua mạng, đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua Internet Banking.
Nhận được hình ảnh này, người bán tưởng thông tin chuyển khoản số tiền là thật nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khách. Sau khi shipper lấy hàng đi, tài khoản ngân hàng của người bán chưa nhận được tiền nên gọi cho khách sẽ được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Lúc này, phía dịch vụ vận chuyển giao hàng xong nên bên bán không thể lấy lại hàng được.
Ứng dụng giả mạo yêu cầu đăng ký mua và tiêm vắc xin phòng Covid-19 dịch vụ (Ảnh: idea.gov.vn) |
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho hay, các đối tượng còn dùng các ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vắc xin Covid-19, thiết bị y tế.
Những ứng dụng nêu trên có hình thức đầu tư vào các gói vắc xin phòng Covid-19 hoặc thiết bị y tế như khẩu trang, kính bảo hộ… Người dùng bị dụ dỗ, lôi kéo đăng ký tài khoản tại một trang web hoặc app không rõ nguồn gốc, không có bản quyền công ty bảo hộ; việc đầu tư sẽ thu lời hàng ngày. Quá trình trao đổi thông tin với người hỗ trợ cũng như các thành viên khác được thực hiện qua nhóm chat trên Zalo, Telegram hoặc các ứng dụng mạng xã hội khác. Thực tế, nhiều người bị lừa hàng chục triệu đồng khi “app” sập, không thể rút lại tiền.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng còn “xoáy” nhiều vào các thủ đoạn liên quan như tạo website bán hàng trực tuyến vật tư y tế như khẩu trang y tế, nước rửa tay khử khuẩn… Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như thỏa thuận.
Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá dịch vụ tiêm vắc xin, bán các sản phẩm có khả năng phòng ngừa virus để lừa nạn nhân.
“Không những thế, các đối tượng còn giả danh nhân viên bệnh viện mạo nhận thông báo đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi bệnh Covid-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán chi phí cho quá trình điều trị”, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thông tin thêm.
Nâng cao cảnh giác, tìm hiểu kỹ khi mua hàng qua mạng xã hội
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.
Các website bán hàng phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: thông tin về chủ sở hữu website như tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…; thông tin về điều kiện giao dịch chung; các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền; chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
Trường hợp mua hàng qua mạng xã hội, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ đánh giá của người mua trước, thông tin về người bán, xem xét nguồn gốc rõ ràng, các đơn vị là cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành.
Đặc biệt, người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.
Trước đó, vào trung tuần tháng 7, khi cảnh báo tới đông đảo người dân về các cuộc tấn công lừa đảo đang có xu hướng gia tăng, các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhận xét, các cuộc tấn công này đều sử dụng kỹ thuật cũ nhưng lợi dụng nội dung, thông tin theo cách mới khiến cho người dân mất cảnh giác và dễ mắc bẫy.
Bên cạnh việc khuyến nghị mọi người cần nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ để bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo, các chuyên gia NCSC chỉ rõ, người dùng có thể gửi đường link lừa đảo hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn. Trung tâm NCSC sẽ phối hợp cùng cơ quan chức năng xử lý nhằm hạn chế việc lừa đảo trực tuyến.
Vân Anh
Trong hơn 3.900 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, sự cố tấn công lừa đảo (Phishing) chiếm trên 26,1%. Các chuyên gia khuyến nghị người dùng cần nâng cao cảnh giác hơn nữa.