Hơn 30 năm gắn bó nghề giáo,ừcácvụbạohànhtrẻmầmnonCáchthứcnàongănchặntừgốnhận định trận bỉ cô Nguyễn Thị Lành, giáo viên mầm non đã nghỉ hưu tại Hà Tĩnh, cho hay giáo viên mầm non rất vất vả, áp lực, đi sớm về muộn. Bởi vậy, trong quá trình làm việc, giáo viên phải rèn luyện tính kiên nhẫn, lắng nghe, đồng cảm và xem trẻ như con mình để nuôi dạy.
“Giáo viên mầm non phải dậy từ 5 giờ sáng và vội vã đến trường trước 7 giờ để kịp đón trẻ. Công việc của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ mà còn phải làm các công việc hành chính, tham gia các khóa đào tạo, hội thảo”.
Theo cô Lành, áp lực lớn nhất đối với giáo viên là khi trẻ không hợp tác. Có những đứa trẻ rất hiếu động, không chịu ngồi yên một chỗ, không nghe lời, thậm chí còn cắn, đá và la hét. Những lúc như thế, giáo viên sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và căng thẳng.
Đồng quan điểm, cô giáo Thu Loan (Thái Bình) cho hay, mỗi ngày trôi qua với giáo viên mầm non là một chuỗi những công việc không ngừng nghỉ.
“Từ việc dạy học, chơi cùng trẻ, dỗ dành khi trẻ khóc, cho đến việc chuẩn bị bài giảng, làm báo cáo, tham gia các buổi họp phụ huynh. Khi gặp áp lực công việc quá lớn, tôi không thể tránh khỏi cảm giác bực bội, khó chịu. Đặc biệt là khi trẻ không chịu hợp tác, tôi phải kìm nén cảm xúc rất nhiều để không la mắng hay có hành động quá đáng với trẻ”, cô giáo trẻ nói.
Theo các giáo viên, khi áp lực công việc và cuộc sống tích tụ, nếu không được giải tỏa đúng cách, nó sẽ như “cốc nước tràn ly” dẫn đến những hành động không thể kiểm soát.
Theo thống kê, đa phần các vụ bạo hành ở trẻ mầm non chủ yếu xảy ra tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hoặc nhóm trẻ tự phát. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ tự phát thường không có sự kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng. Điều này tạo điều kiện cho những hành vi bạo lực dễ dàng xảy ra mà không bị phát hiện kịp thời.
Ngoài ra, giáo viên mầm non thường phải đối mặt với áp lực công việc lớn, thời gian làm việc kéo dài và ít có thời gian nghỉ ngơi. Khi gặp phải những khó khăn trong quá trình nuôi dạy trẻ mà không được giải tỏa, họ dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, bực bội và có thể dẫn đến hành vi bạo lực.
Một số giáo viên mầm non cũng còn thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc và xử lý tình huống khi gặp phải những vấn đề căng thẳng. Khi không biết cách kiểm soát cảm xúc, họ dễ dàng bị kích động và có hành vi không đúng mực với trẻ.
Để ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ mầm non, nhiều trường học đã đưa ra những biện pháp cụ thể. Chẳng hạn tại Trường Mầm non Khong Hin (huyện Tuần Giáo, Điện Biên), công tác phòng chống bạo hành trẻ mầm non được nhà trường lồng ghép vào các kế hoạch năm học; thường xuyên tập huấn, kỹ năng cho giáo viên. Ban giám hiệu luôn đồng hành, sát sao với cô giáo trong quá trình giảng dạy để hiểu khó khăn họ gặp phải.
Cô Nguyễn Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Mầm non Khong Hin cho rằng, để ngăn chặn tình trạng này, khi cấp phép hoạt động, các cơ quan chức năng cần kiểm tra chất lượng, trình độ giáo viên đứng lớp; đồng thời lưu ý đến hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn của đơn vị đó để tránh hành vi bạo hành với học trò.
“Công việc của giáo dục mầm non rất áp lực nếu không được đào tạo bài bản, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cách xử lý tình huống, sự cố sư phạm trong quá trình dạy giáo viên dễ mất kiểm soát và có hành động bạo hành”, cô Hường nói thêm.
Tại Trường Mầm non 8-3 (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), để phòng, chống bạo hành trẻ, trường thường xuyên tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên; thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
“Ở mỗi lớp học, chúng tôi đều treo biển quy tắc ứng xử để giáo viên thường xuyên cập nhật, ghi nhớ, nhắc nhở bản thân có hành vi, ứng xử phù hợp. Đặc biệt, nhà trường xây dựng không gian, môi trường làm việc cởi mở, vui vẻ, tích cực, thân thiện giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ.
Không chỉ vậy, phụ huynh và ban giám hiệu cùng kiểm tra giám sát, đôn đốc giáo viên, nhân viên làm đúng chức năng để phòng ngừa, ngăn chặn bạo hành”, cô Hiệu trưởng Tạ Hoa Dung chia sẻ.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, một trong những giải pháp cần thực hiện là cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho giáo viên mầm non. Điều này có thể thực hiện thông qua việc giảm bớt áp lực công việc, tăng lương, thưởng và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho giáo viên. Nhờ vậy, giáo viên sẽ được giải tỏa áp lực và không cảm thấy cô đơn, bế tắc.
Bạo lực học đường: Giải pháp nào để ngăn chặn?Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, từ tháng 9/2021 đến đầu tháng 11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến hơn 2.000 học sinh. Bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục sẽ xảy ra một vụ bạo lực học đường.