Người phụ nữ bị kiện vì tự ý xem điện thoại bạn trai. Ảnh minh họa: Kirsty O'Connor. |
Một phụ nữ 30 tuổi vừa bị Tòa án Quận Trung tâm Seoul (Hàn Quốc) tuyên án treo,ìmvideovềbạngáicũcủangườiyêutrongđiệnthoạicôgáibịphạtỷ lệ cược phạt 300.000 won (230 USD) vì tội xâm phạm quyền riêng tư. Người này sử dụng điện thoại của bạn trai khi chưa được cho phép hồi tháng 12/2020 để tìm video và thông tin về bạn gái cũ của anh.
Tòa án cho biết tuyên phạt người phụ nữ mức án nhẹ nhất theo khung vì người này chưa có tiền án tiền sự.
Theo điều 316 của Luật Hình sự Hàn Quốc, hành vi như tự ý mở thư, tài liệu hoặc hồ sơ điện tử được niêm phong của người khác có thể bị phạt tới 3 năm tù, theo Korea Herald.
Ban đầu, người phụ nữ phủ nhận hành vi sai trái, tuyên bố rằng nạn nhân tự nguyện cho cô biết mật khẩu điện thoại để hàn gắn mối quan hệ đã tan vỡ vì "mối quan hệ phức tạp của anh ta với người phụ nữ khác".
Tuy nhiên, tòa án nhận định không có bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố này. Ngay cả khi đúng như vậy, người phụ nữ chỉ có quyền kiểm tra lịch sử cuộc gọi và tin nhắn, không được tự ý xem video và thông tin liên lạc của bạn gái cũ người yêu mà chưa có sự đồng ý.
Ngoài xâm phạm quyền riêng tư, bạo lực hẹn hò cũng là vấn đề được quan tâm ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa: TvN. |
Xâm phạm quyền riêng tư có thể bị pháp luật trừng phạt tại Hàn Quốc, ngay cả khi sự việc xảy ra giữa những người có quan hệ yêu đương. Vào năm 2020, một người đàn ông 43 tuổi cũng phải hầu tòa sau khi bí mật ghi âm các cuộc điện thoại của bạn gái.
Bên cạnh xâm phạm quyền riêng tư, quấy rối người yêu cũ hay bạo lực hẹn hò cũng là những vấn đề nhận được sự quan tâm tại xứ củ sâm.
Tháng 7/2022, người đàn ông 38 tuổi bị Tòa án quận Chungcheon tuyên phạt 1 năm tù, tham gia khóa cải thiện hành vi cho tội phạm quấy rối trong 40 giờ vì liên tục theo dõi, thậm chí gọi 1.023 cuộc điện thoại chỉ trong 24 ngày cho bạn gái cũ, dù đã bị tòa án cấm liên lạc từ phiên xử trước.
Theo dữ liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc, số lượng báo cáo về bạo lực hẹn hò đã tăng từ 18.945 vụ vào năm 2020 lên 57.297 vào năm 2021. Tính đến tháng 7/2022, con số là 40.339 trường hợp.
Theo Zing