N.L.M (30 tuổi,ảikiếmtiềnnhiềungườitrẻbịsuythậnphảichữatrịkéodàkq nurnberg trú tại Nam Định, đang sinh sống tại Hà Nội) điều trị tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) từ 3 năm trước. M. từng là sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Ra trường, không xin được việc nên anh đi làm giao hàng nhanh đồng thời xăm thẩm mỹ cho khách. Vì tham công tiếc việc, M. làm ngày làm đêm. Mỗi tháng, thu nhập của M được 30-40 triệu đồng. Tháng Tết, thu nhập của anh lên tới 60-70 triệu đồng.
Tuổi trẻ kiếm được tiền nhưng M. ít chú ý đến sức khỏe. Năm 2020, anh thấy mình thường xuyên mệt mỏi, phù mặt nhưng nghĩ do tăng cân. Khi tình trạng đuối sức ngày càng nặng hơn, M. mới đi khám. Anh phải chuyển qua nhiều bệnh viện. Tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chẩn đoán M. bị suy thận. Anh bắt đầu cuộc sống với quá trình lọc máu 3 lần/tuần. Hiện nay, để duy trì sự sống cho những bệnh nhân như M. có hai biện pháp là ghép thận và chạy thận nhân tạo.
M. cho biết anh không uống bia, rượu, hút thuốc lá. Các bác sĩ cho rằng lối sống không khoa học, ăn uống không đầy đủ là yếu tố ảnh hưởng tới thận.
Một sinh viên của trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cũng đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Nam sinh thường xuyên chịu áp lực học hành, ăn uống không điều độ. Ban ngày, cậu đi học, buổi tối làm thêm dẫn tới sức khỏe sa sút, hỏng thận lúc nào không hay. Khi vào viện, nam sinh chỉ có triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn.
Bác sĩ Nguyễn Đăng Quốc - Trưởng khoa Thận Nhân tạo, chia sẻ về nữ bệnh nhân 27 tuổi vừa kết hôn. Thấy cơ thể mệt mỏi, cô gái nhầm tưởng mình có tin vui nhưng sau nhiều xét nghiệm, xác định cô bị suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ.
Theo bác sĩ Quốc, bệnh suy thận mạn thường do rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp. Các yếu tố như áp lực cuộc sống, ăn uống không điều độ, thiếu khoa học làm gia tăng nguy cơ hỏng thận.
Đa số người trẻ phát hiện suy thận ở giai đoạn muộn do dấu hiệu mờ nhạt, không rõ ràng. Họ thường chủ quan, ít để tâm tới sức khỏe của mình. Khi không chịu đựng được, họ mới đi khám thì đã muộn, thận không thể phục hồi. Cuộc sống phải gắn với lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận.
Bác sĩ Quốc cho rằng, người trẻ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu 6 tháng một lần giúp đánh giá chức năng gan, thận và các cơ quan khác. Từ đó, người bệnh được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe, phòng suy thận.
Ngoài ra, những người có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường cần theo dõi sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm suy thận.
Để phòng suy thận, mọi người nên duy trì ăn uống khoa học, hạn chế thức ăn nhanh, chứa nhiều chất béo, muối. Tăng cường vận động thể dục, thể thao, hạn chế bia rượu, thức khuya. Ngoài ra, cần duy trì uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Những người lao động mệt nhọc có thể tăng lượng nước. Uống nước từng ngụm nhỏ, không nên chờ khát mới uống. Trong cuộc sống hằng ngày, bác sĩ Quốc khuyến cáo các bạn trẻ nên sống chậm lại, không nên mải mê kiếm tiền, làm việc bỏ quên sức khỏe.