Không phải câu chuyện cụ bà 83 tuổi ở Thanh Hóa đến UBND xã xin ra khỏi hộ nghèo mới dấy lên dư luận tích cực về những hộ dân chủ động xin thoát khỏi hộ nghèo. Cách đây 5 năm,ãonôngxinrútkhỏihộnghèovìkhôngmuốnNhànướcbảotrợmãkết quả bóng đá pháp 2 từng có 8 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Thuận (huyện Vân Canh, Bình Định) cũng tự nguyện “rút lui” khỏi hộ nghèo. Và mới đây, thêm 9 hộ dân ở xã đặc biệt khó khăn Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định) cũng hành động tương tự. Những câu chuyện đó cho thấy lòng tự trọng của người nghèo ở nhiều địa phương.
Là 1 trong 72 hộ nghèo ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân), những năm trước đây, vợ chồng ông Nguyễn Thường (66 tuổi) và bà Nguyễn Thị Phố (64 tuổi) do con cái đông, lo được cho cả 6 người con khiến sức lực cũng bị bào mòn. Ở cái tuổi ngấp nghé 70, công việc chẳng ổn định lại mang bệnh của người già, trong khi con cái chưa giúp được gì nhiều, nên cuộc sống gia đình ông bà luôn gặp khó khăn.
Năm 2016, gia đình ông được chính quyền xếp vào diện hộ nghèo để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trong suốt gần 4 năm được hưởng những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, cộng với ý chí vươn lên, kinh tế gia đình ông cũng dần tạm ổn.
Đặc biệt với tinh thần tự lực, ham học hỏi, gần 1 năm qua, ngoài việc làm nông, nuôi bò, ông Thường còn tự mày mò học nghề đúc chậu cảnh để tạo thêm nguồn thu nhập. Cứ rảnh việc làm nông là ông lại cần mẫn với nghề “tay trái”. Hiện nhiều bạn hàng ở các địa phương khác đến đặt hàng nên đầu ra khá ổn định. Từ đó, nguồn thu nhập của vợ chồng ông rủng rỉnh có đồng ra đồng vào, đời sống của gia đình ông Thường cải thiện rõ rệt.
Khi kinh tế tạm ổn, vợ chồng ông Thường bàn với nhau xin được thoát nghèo để nhường suất cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Trong cuộc họp thôn diễn ra vào đầu tháng 10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Phố (vợ ông Thường) đứng lên bày tỏ nguyện vọng xin ra khỏi diện hộ nghèo trước sự ngỡ ngàng và những tràng pháo tay tán thưởng của người dân thôn Kim Sơn.
Tranh thủ buổi trưa nắng, ông Thường vừa tỉ mẩn quét sơn trang trí các chậu cảnh để nhanh khô vừa chia sẻ: “Trước đây con cái nhỏ phải lo đủ chuyện, nhưng giờ chúng lớn lập gia đình cả rồi nên cũng đỡ khổ. Vợ chồng tôi nhờ ân huệ của Nhà nước mà được xét vào hộ nghèo nên có điều kiện vượt khó khăn. Đất nước mình còn nghèo, Nhà nước còn phải lo cả triệu dân chứ đâu chỉ riêng cá nhân tôi.
Trong khi đó, còn rất nhiều hoàn cảnh cơ cực, bệnh tật nghiệt ngã đẩy vào bước đường cùng nên vợ chồng tôi xin ra khỏi hộ nghèo. Tôi nghĩ mình tự nguyện thì tốt hơn và cũng là để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn thực sự. Hơn nữa con cái cũng bớt lo cho cha mẹ, tự lực cánh sinh vẫn tốt hơn”.
Ông Lê Hồng Sơn, Trưởng thôn Kim Sơn khẳng định: “Gần 20 năm làm trưởng thôn, tham gia công tác bình xét hộ nghèo ở địa phương nhưng ông chưa bao giờ chứng kiến người dân chủ động xin rút ra khỏi hộ nghèo. Đặc biệt, trong đó có những hộ vẫn còn quá khó khăn, có thể xét hộ cận nghèo song vẫn tự nguyện xin thoát nghèo”.
Theo ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân) cho biết, Ân Nghĩa là xã đặc biệt khó khăn, toàn xã có 781/2.537 chiếm tỷ lệ hơn 30% hộ nghèo. Trong đợt xét duyệt vừa qua, xã có 9 hộ (trong đó, thôn Kim Sơn 4 hộ, thôn Bình Sơn 5 hộ) tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Đây cũng là những hộ đầu tiên của xã Ân Nghĩa, thậm chí cả huyện.
“Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần của các hộ dân này, chắc chắn trong thời gian sắp tới địa phương sẽ có hình thức biểu dương, khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần tự lực tự cường của bà con trong xã”, ông Liên nói.
Sau hơn 4 năm tìm tòi, anh Công (Cần Thơ) tạo được cây bon sai tiểu Mai Chiếu Thủy và nhận được giải vàng và giải đặc biệt tại lể hội bonsai châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15.