TheỹkýthỏathuậnanninhmớivớiUkrainegiatăngtrừngphạtNga giải quốc gia nhật bảno đài ABC News, hôm 12/6, trên đường tới hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bari, Italia, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói, “chúng tôi muốn chứng minh Mỹ sẽ ủng hộ người dân Ukraine, chúng tôi sát cánh cùng họ, và chúng tôi sẽ tiếp tục giúp giải quyết các nhu cầu an ninh của họ, không chỉ là ngày mai mà còn trong tương lai. Chúng tôi sẽ gửi cho Nga tín hiệu về sự quyết tâm của chúng tôi”.
Còn theo một quan chức Mỹ, dù Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ ký thỏa thuận an ninh song phương mới, nhưng vị tổng thống Mỹ trong tương lai vẫn có thể xóa bỏ thỏa thuận này.
Trong khi đó, khả năng ông Donald Trump, đối thủ chính của ông Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, tái đắc cử là rất cao. Hiện ông Trump chưa nói rõ liệu ông có tiếp tục ủng hộ Ukraine hay không, nhưng ông cho biết sẽ "khuyến khích" Nga tấn công các nước thành viên NATO không đóng góp đủ cho chi tiêu quốc phòng.
Theo một quan chức Mỹ, các cuộc đàm phán về thỏa thuận song phương mới giữa Mỹ và Ukraine đã bắt đầu vào mùa thu năm ngoái, nhưng Washington đã không thể hoàn tất đàm phán trong khi chờ Quốc hội thông qua khoản viện trợ bổ sung trị giá 61 tỷ USD cho Kiev. Ngay khi khoản viện trợ được thông qua, quá trình đàm phán đã được đẩy nhanh.
Tuy nhiên, thỏa thuận mới sẽ không bao gồm bất kỳ cam kết nào về việc sử dụng các lực lượng của Mỹ để bảo vệ Ukraine. Thỏa thuận này cũng sẽ phác thảo tầm nhìn về cách Mỹ và các đồng minh hợp tác với Ukraine để tăng cường khả năng phòng thủ, và ngăn chặn các hành động tấn công từ Nga trong tương lai.
Mỹ mở rộng trừng phạt Nga
Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt thêm 300 cá nhân và tổ chức ở Nga cũng như trên toàn thế giới trước cáo buộc liên quan đến ‘nền kinh tế chiến tranh’ của Moscow.
Theo tuyên bố hôm 12/6 từ Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp mới nhất nhắm vào các cá nhân, và công ty bị nghi ngờ tạo điều kiện cho Moscow trốn tránh lệnh cấm vận của phương Tây.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh, biện pháp trừng phạt sẽ “làm giảm khả năng Nga được hưởng lợi từ việc tiếp cận công nghệ, thiết bị, phần mềm, và dịch vụ công nghệ thông tin của nước ngoài”.
Theo đó, gói trừng phạt mới nhắm tới hoạt động thương mại trị giá hơn 100 triệu USD giữa Nga và các đối tác nước ngoài. Các công ty và cá nhân ở Trung Quốc, Kyrgyzstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đông và Trung Á, châu Phi, Trung Đông và Caribe bị đưa vào vào danh sách trừng phạt.
Washington đã ban hành lệnh trừng phạt với hơn 4.000 cá nhân và công ty Nga kể từ tháng 2/2022, thời điểm Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Phản ứng trước thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow “sẽ không để yên cho những hành động hung hăng của Mỹ mà không bị đáp trả”.
Trong khi đó, Sở giao dịch chứng khoán Moscow thông báo sẽ không tiến hành giao dịch bằng đồng USD và Euro vào ngày 13/6 do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.