Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >La liga >Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh_kết quả bóng đá wap

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh_kết quả bóng đá wap

2025-01-17 00:08:59 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Cúp C1 View:293lượt xem
Thừa thiên huế 1.jpg
Ứng dụng dịch vụ nông thôn thông minh đang làm lợi cho nhà nông và chính quyền địa phương.

Nâng chuẩn xã nông thôn mới

Sau hơn 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 75 xã đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hiện nay, tỉnh tiếp tục phát triển xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu với các tiêu chuẩn cao hơn, chú trọng hơn đến nâng cao thu nhập người dân nông thôn, cải thiện cảnh quan nông thôn, phát triển kinh tế trên lợi thế của địa phương...

Việc thí điểm xây dựng xã NTM thông minh cũng được chú trọng nhằm gia tăng các tiện ích cho người dân nông thôn bằng việc ứng dụng các giải pháp công nghệ số, sáng tạo địa phương gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Vừa qua, thực hiện đặt hàng của tỉnh, HTX Nông nghiệp Số thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ nông thôn thông minh để xây dựng mô hình xã NTM thông minh với đặc thù của tỉnh".

HTX Nông nghiệp Số đã lựa chọn khảo sát tại 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Quảng Thọ (Quảng Điền) và Vinh Hưng (Phú Lộc) để nắm bắt các thực trạng kết quả thực hiện NTM, các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, dịch vụ nông thôn, con người... nhằm đáp ứng các điều kiện cần thiết cho việc triển khai mô hình xã NTM thông minh.

Ông Lê Anh Hoàng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Số, chủ nhiệm đề tài cho rằng, các tiêu chí xây dựng xã thông minh sẽ là thước đo, kim chỉ nam giúp người dân nông thôn tiếp cận dễ dàng các dịch vụ công cơ bản, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị; thay đổi tư duy, tiếp cận về phương thức sản xuất, kinh doanh, thụ hưởng các dịch vụ nông thôn thông minh, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc trên không gian số, hướng tới NTM thông minh.

Chọn 2 xã Quảng Thọ và Vinh Hưng để thực hiện đề tài, theo ông Hoàng, về cơ bản 2 xã đạt chuẩn NTM đã phần nào đáp ứng được một số yêu cầu cần thiết so với bộ tiêu chí xã thông minh.

Xã Quảng Thọ đạt tỷ lệ cao hơn, do chú trọng vào ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số trong quản lý nông thôn như hệ thống camera an ninh, truyền thanh và có sản phẩm OCOP.

Gia tăng tương tác và hiệu quả sản xuất

Việc ứng dụng các giải pháp về công nghệ số chỉ có thể giải quyết được một phần trong rất nhiều nhu cầu cần thiết để xây dựng nên mô hình xã NTM thông minh. Do đó, đơn vị thực hiện đề tài lựa chọn một số định hướng nghiên cứu và ứng dụng giải pháp công nghệ số cho một số định hướng, lĩnh vực quan trọng để bàn giao cho 2 xã Quảng Thọ và Vinh Hưng, gồm 5 giải pháp: Phần mềm trung tâm điều hành thông minh cấp xã; phần mềm hỗ trợ điều hành và quản lý sản xuất nông nghiệp; hệ thống quan trắc môi trường nước/không khí phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp; phần mềm tương tác chính quyền và người dân nông thôn; hệ thống quảng bá du lịch ở xã bằng công nghệ VR3D.

2 địa phương hưởng lợi mô hình xã thông minh Quảng Thọ và Vinh Hưng đều cho rằng, các giải pháp ứng dụng dịch vụ nông thôn thông minh đã giúp địa phương xây dựng được công cụ hỗ trợ tăng cường khả năng kết nối, tương tác, phổ biến thông tin tới tận điện thoại của người dân.

Giải pháp phần mềm trung tâm điều hành thông minh cấp xã còn giúp cải thiện công tác điều hành sản xuất nông nghiệp và quản lý dữ liệu sản xuất nông nghiệp, đảm bảo quản lý toàn trình và tính minh bạch trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của các cơ sở sản xuất.

Thông qua hệ thống phần mềm, các dữ liệu nông nghiệp xã được cán bộ chuyên trách nông nghiệp số hóa trên hệ thống phần mềm để phục vụ theo dõi và đánh giá thường niên. Tính năng quản lý lịch thời vụ giúp cán bộ xã chủ động trong việc thông báo lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp trực tiếp tới người dân địa phương một cách nhanh nhất.

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, giải pháp phần mềm cung cấp chức năng quản lý và số hóa quy trình sản xuất sản phẩm, quản lý vùng nguyên liệu, quản lý thành viên, ghi chép nhật ký sản xuất và truy xuất nguồn gốc.

Đại diện HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 cho biết, việc ứng dụng hệ thống giúp HTX, thành viên HTX, các nông hộ tiếp cận gần hơn với ứng dụng công nghệ số.

Qua đó giúp quá trình canh tác nông nghiệp được thuận tiện và gia tăng sự trao đổi tương tác thông tin giữa các nhân tố tham gia. Hiện nay, HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 cùng một số HTX, cơ sở sản xuất nông nghiệp đang vận hành hiệu quả phần mềm hỗ trợ điều hành và quản lý sản xuất nông nghiệp.

Hay với công nghệ VR3D, hiện các xã Quảng Thọ, Vinh Hưng đã có riêng một trang web để quảng bá hình ảnh, các điểm tham quan du lịch, dịch vụ, các cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng của địa phương để nhiều người biết, tìm đến.

Chủ trì hội đồng nghiệm thu đề tài, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng đánh giá, sau quá trình triển khai mô hình, số tiêu chí đạt xã thông minh tại 2 xã thí điểm đã tăng hơn gấp đôi.

Tuy nhiên, nếu xét theo tính chất tuyệt đối, để các địa phương đang phấn đấu xây dựng xã thông minh đạt được toàn bộ 37 tiêu chí cần có quá trình tiếp cận, ứng dụng và tham gia của chính quyền, người dân và chương trình NTM trong thời gian đủ dài, đầu tư thêm cơ sở vật chất, hạ tầng, chương trình hành động của địa phương và giải pháp công nghệ.

 Theo HOÀI NGUYÊN (Báo Thừa Thiên Huế)

Tác Giả:World Cup
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái