Hai mươi năm trước,épthửcủamẹvợhélộsựtráotrởcủachàngrểvàcongácfr cluj fc chồng tôi cuỗm sạch tiền trong nhà để đi theo gái, bỏ mặc hai mẹ con ở lại quê nhà với căn nhà trống hoác.
Không muốn ngày ngày phải sống với ký ức tủi nhục ấy, tôi bán nhà mang con lên thành phố làm đủ mọi nghề từ sáng sớm đến nửa đêm kiếm sống. Đến khi con gái lên 10 tuổi, tôi cũng mua được căn nhà nhỏ cuối hẻm để hai mẹ con có chỗ chui ra chui vào.
Không ngờ hơn 10 năm sau, nhà nước mở đường, nhà tôi may mắn được ra mặt phố. Từ đó, tôi không phải lăn lộn làm thuê nữa mà ở mở cửa hàng bán ngay tại nhà, tiền lãi cũng đủ cho hai mẹ con sinh sống.
Hai năm trước con gái đi lấy chồng. Ngay từ lúc hai đứa mới yêu nhau, tôi đã có linh cảm cậu bạn trai này không được ngay thẳng, đàng hoàng nhưng dù tôi có khuyên kiểu gì, con gái tôi cũng không nghe, nhất quyết bênh vực cậu ta.
Vậy là dù không muốn, tôi vẫn không thể ngăn cản con gái mình lấy cậu ta làm chồng. Đêm đầu tiên xa con, tôi nằm lo thắt ruột, không ngủ được, nghĩ đến đứa con gái mình yêu thương, bao bọc bao năm nay mà trào nước mắt.
Tuần trước, hai vợ chồng con gái đến nhà tôi ăn cơm rồi khẩn khoản nhờ tôi cho chúng nó mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay 2 tỷ lấy vốn làm ăn. Tôi không biết chúng định làm ăn gì mà cần số tiền lớn đến như vậy, và nhỡ nếu chúng làm ăn thất bại, ngân hàng tịch thu nhà thì tôi biết ở đâu, nhưng nhìn ánh mắt khẩn khoản của con gái, tôi lại không đành lòng.
Tôi đồng ý mang sổ đỏ ra ngân hàng cùng vợ chồng con gái. Tuy nhiên, sau khi nghe nguyện vọng của gia đình, và phương án kinh doanh của cậu con rể, tôi đã được một cán bộ ngân hàng gọi vào phòng riêng tư vấn. Họ khuyên tôi không nên trực tiếp đứng tên vay khoản nợ trên mà chỉ bảo lãnh bằng tài sản là căn nhà cho vợ chồng người con gái đứng tên vay và họ phải có phương án kinh doanh cụ thể.
Anh cán bộ này giải thích nếu tôi đứng tên vay rồi đưa tiền cho con gái và con rể, đến hạn không trả được nợ, tôi sẽ bị mất trắng căn nhà. Và có thể sẽ mất luôn cả con gái nếu như cứ nằng nặc đòi nợ.
Còn nếu tôi bảo lãnh bằng tài sản là căn nhà cho vợ chồng người con gái vay thì đến hạn trả nợ, nếu chúng nó không có tiền trả ngân hàng, cho dù tôi có phải bán nhà trả nợ thay nhưng tôi vẫn đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu vợ chồng con rể có nghĩa vụ phải trả tiền cho tôi.
Nghe anh cán bộ ngân hàng khuyên có lý nên tôi bảo vợ chồng con gái về nhà để bàn lại. Thực ra tôi cũng định đưa ra phương án như anh cán bộ ngân hàng gợi ý để làm một phép thử với vợ chồng con gái xem chúng phản ứng như nào. Chứ thực ra, trong bất cứ trường hợp nào, lỡ có mất nhà thì tôi cũng không nỡ đòi chúng nó vì tài sản lớn nhất của tôi là đứa con gái duy nhất kia.
Nhưng thật đau lòng, ngay sau khi tôi nói không đứng tên vay mà chỉ đứng ra bảo lãnh bằng tài sản là căn nhà thì con rể bỗng đứng phắt dậy nói tôi là đồ lật lọng, tráo trở, già sắp xuống lỗ rồi mà còn tham, ôm căn nhà mà chết…
Đau lòng hơn là đứa con gái tôi coi như báu vật, hi sinh cả cuộc đời cho nó cũng không biết nói lời công bằng cho mẹ mà vào hùa với chồng nói mẹ không ra gì, từ giờ nó sẽ không ngó ngàng đến tôi nữa, tôi có ốm đau cũng đừng kêu vợ chồng nó đến…
Tôi vốn định chỉ ướm thử phương án, mới chỉ vậy thôi mà đã bị con rể, con gái hùa vào nói những lời cay đắng khiến tôi không mở miệng ra nói được câu nào. Cũng may tôi chưa thế chấp nhà đứng ra vay tiền đưa cho chúng. Nếu chẳng may vợ chồng nó làm ăn thua lỗ, ngân hàng xiết nợ thì tôi lại thành kẻ bơ vơ, không tiền, không nhà khi tuổi già sầm sập sau lưng.
Theo Gia đình và Xã hội
Trước khi lấy vợ, tôi từng áp lực về chuyện làm rể nhà giàu. Nhưng đến ngày cưới, món quà hồi môn của mẹ vợ làm tôi hiểu ra rất nhiều điều.