Học toán bằng tiếng Anh - xu hướng dần phổ biến
Cho con theo học các trường song ngữ hay các chương trình tích hợp đang là lựa chọn ngày càng phổ biến đối với nhiều gia đình tại Việt Nam. Với mức học phí không quá đắt đỏ như ở các trường quốc tế,ượtquanỗisợmônToántrongchươngtrìnhsongngữlichj bong da những chương trình này còn giúp con giữ gìn ngôn ngữ Việt, mà vẫn đảm bảo con được tiếp cận được với các chương trình quốc tế.
Là một trong những môn học cốt lõi, chương trình Toán bằng tiếng Anh ngày càng phổ biến và thậm chí còn được khuyến khích giảng dạy ở nhiều trường công lập. Từ năm học 2015-2016, Bộ GD&ĐT khuyến khích thí điểm dạy song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường có đủ điều kiện.
Việc định hướng cho trẻ học toán bằng tiếng Anh ngay từ tiểu học mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ phát triển trí thông minh mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ. Đây cũng là nền tảng tốt để con có thể tự tin tham dự các kỳ thi toán học, chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT.... cũng như giúp con đến gần hơn với cơ hội du học trong tương lai.
Học toán bằng tiếng Anh: dễ hay khó?
Việc học song song cùng lúc hai ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng. Khi học toán bằng tiếng Anh, học sinh không chỉ học về những khái niệm hay công thức toán học mới, mà còn phải cố gắng làm quen và ghi nhớ những thuật ngữ toán phức tạp, vốn không xuất hiện trong các cuộc giao tiếp thông thường hằng ngày.
Everest Education, một trung tâm tại TP.HCM chuyên giảng dạy các em học sinh đang theo học các chương trình quốc tế, song ngữ, tích hợp, cho hay, nhiều gia đình đã chia sẻ về những khó khăn con em đang gặp phải. Đặc biệt, nhiều em không có tự tin đối với môn Toán, và điểm số trên trường cứ tuột dốc dần dần.
Cha mẹ sẽ dễ nhận ra những bất cập của chương trình toán bằng tiếng Anh hơn cả, khi con bắt đầu học đến toán đố (word problems) - vốn là nỗi ác mộng của nhiều em học sinh theo học các trường quốc tế. Lí do là bởi chưa nói đến việc giải đề, để con có thể đọc, hiểu được đề bài đang nói gì, câu hỏi là gì, cũng đã là cả một dấu hỏi lớn.
Ngay cả đối với những em đã có thể nghe nói tiếng Anh giao tiếp căn bản vẫn “vật lộn” với toán đố, bởi các em chưa quen với các từ, cụm từ theo thuật ngữ toán học, chưa biết cách liên hệ để hiểu hết những dữ liệu có trong bài toán, gạch chân những từ quan trọng hay không biết vẽ hình minh họa bài toán sao cho dễ hiểu.
Do vậy, không có gì ngạc nhiên nếu một em học sinh học ở trường song ngữ gặp khó khăn với cả toán và tiếng Anh cùng lúc. Con có thể sẽ mau nản, không thích học và tự nghĩ bản thân mình “rất dở môn Toán".
Giúp con vượt qua nỗi sợ mang tên “môn Toán"
Để giúp học sinh vượt qua nỗi sợ học toán cũng như có thêm tự tin đối với môn Toán, phương pháp học là điều quan trọng.
Everest Education khuyến khích cha mẹ nên tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán của Singapore, mà cụ thể hơn là phương pháp CPA (Concrete-Pictorial-Abstract) đặc biệt hiệu quả đối với học sinh tiểu học.
Theo phương pháp này, thay vì “nhồi nhét” những công thức khô khan, khó hiểu, mỗi bài học được chia thành 3 bước nhỏ: sử dụng những vật dụng quen thuộc trong thực tế như những viên bi hay hình khối để minh hoạ (Concrete), sau đó dạy cho trẻ nhận biết qua hình ảnh (Pictorial) và bước cuối cùng mới chuyển qua các con số hay công thức trừu tượng (Abstract). Nhờ đó, học sinh nhanh chóng hiểu rõ, và nhớ rất lâu những khái niệm toán học.
Đặc biệt hơn cả, CPA giúp học sinh dần dần biết yêu mến việc học, yêu mến cảm giác chinh phục những bài toán khó. Từ những đứa trẻ từng rất “ghét học toán”, các em trở nên thích đến lớp, và luôn hăng hái tham gia phát biểu.
Nhận ra sức mạnh của CPA, ông Tony Ngô, Thạc sỹ trường Kinh doanh Harvard và Cử nhân Đại học Stanford cùng ông Don Le, Cử nhân Đại học Stanford, đã áp dụng phương pháp này như một kim chỉ nam cho các lớp toán của Everest Education. Everest Education mong muốn phương pháp CPA có thể giúp học sinh hiểu rõ, yêu thích và tiến xa hơn với toán học, tự tin bước sang bất kỳ môi trường học thuật quốc tế nào.
Tìm hiểu thêm về Everest Education tại https://e2.com.vn/ - Hotline: 085 832 3232.
Lệ Thanh