Hàn Quốc là đế chế của ngành công nghiệp mỹ phẩm. Giờ đây,égáiHànQuốcđuanhautrangđiểmkhiđếntrườkq bóng đá ngoại hạng anh hôm nay các nhãn hàng đang tìm kiếm đối tượng khách hàng mới là trẻ em.
Clip bé gái 7 tuổi hướng dẫn trang điểm với tiêu đề: “Tôi muốn trang điểm giống mẹ” còn đạt tới 4,3 triệu lượt xem
Năm ngoái, cô bé Yang Hye Ji bỗng nhiên thay đổi thói quen của mình mỗi sáng.
Trước khi đến trường mầm non, Yang Hye Ji dành cả nửa tiếng cho việc trang điểm.
Yang Hye Ji tự chọn chiếc áo khoác màu hồng, đeo băng đô cú thỏ xinh xắn. Gương mặt được phủ lớp kem nền và phấn mỏng.
Tất niên, Yang Hye Ji không quên tô son hồng bóng để môi tươi tắn.
“Trang điểm khiến cháu xinh đẹp hơn”, cô bé nói với phóng viên Washington Post trong lần thứ hai đến spa Shushu & Spa dành cho trẻ em.
Phóng viên Kim Joo Min cho biết ở Hàn Quốc, các bé gái đam mê làm đẹp và dường như chỉ tự tin ra phố khi có chút phấn son trên mặt. Độ tuổi trang điểm thấp nhất là 4 tuổi.
Bé gái Hàn Quốc đua nhau trang điểm khi đến trường |
Ngành công nghiệp mỹ phẩm trẻ em phát triển K-beauty là cách gọi dành cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc. K-beauty tự hào là cường quốc ở châu Á.
Theo Korea Times, Hàn Quốc cũng là quốc gia chú trọng ngoại hình.
Phụ nữ ở nước này sẽ tìm đến các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ ngay khi đủ tuổi thành niên. Cha mẹ động viên con cái của họ thẩm mỹ nếu ngoại hình không như ý. Họ gọi đây là món quà thứ hai.
“Con nhìn mẹ và con làm theo mẹ. Con đang trưởng thành từng ngày”, một bé gái 6 tuổi nói về lý do thích trang điểm mỗi ngày.
Trường tiểu học ở Hàn Quốc không cấm trẻ em trang điểm đến lớp
Trên YouTube, clip bé gái 7 tuổi hướng dẫn trang điểm với tiêu đề: “Tôi muốn trang điểm giống mẹ” còn đạt tới 4,3 triệu lượt xem.
Các video chia sẻ bí quyết trang điểm hay hướng dẫn các bé lựa chọn mỹ phẩm an toàn cũng được quan tâm theo dõi.
Shushu là thương hiệu tiên phong trong việc tiếp cận với nhóm khách hàng trẻ em.
Từ năm 2013, công ty này có 19 cửa hàng trên toàn quốc, chuyên cung cấp sản phẩm làm đẹp cho các bé.
Bé gái Hàn Quốc đang hát trong một quán cafe dành cho trẻ em |
Họ quảng cáo đó là sơn móng tay tan trong nước, bút kẻ không độc hại có thể ăn được.
Thương hiệu này đã có mặt tại Singapore, Thái Lan. Ở Hàn Quốc, không khó để bắt gặp một sản phẩm dưỡng da với slogan: “Em không phải là bé con”.
Các spa và thẩm mỹ viện dành cho bé gái từ 4 tuổi đến 10 tuổi mọc lên như nấm với giá từ 25 USD đến 35 USD một giờ.
Các bé được trải nghiệm đủ dịch vụ từ mát-xa chân, đắp mặt, làm móng và trang điểm không khác phụ nữ trưởng thành.
Ở Mỹ, cô em Kylie Jenner của nhà Kardashian làm giàu nhờ xây dựng đế chế mỹ phẩm có giá trị 900 triệu USD với đối tượng khách hàng chính là các cô gái tuổi teen.
Kylie Jenner gọi đây là nhóm khách hàng tiềm năng. Nhưng Hàn Quốc cho thấy quốc gia này đang mạnh bạo hơn trong việc khai thác nhóm khách hàng là trẻ mẫu giáo, tiểu học.
Chuyên gia ngành làm đẹp tại Mintel, ông Lee Hwa Jun, cho hay: “Các công ty mỹ phẩm ở Hàn Quốc đang quan tâm đến trẻ em như những người tiêu dùng đầy tiềm năng”.
Lợi ít, hại nhiều với xã hội coi trọng ngoại hình
Nghệ sĩ trang điểm tự do Seo Ga Ram tuyên bố từ chối toàn bộ yêu cầu trang điểm từ các khách hàng nhí.
“Tôi thấy mọi thứ đang bị đảo lộn theo cách quái quỷ nào đó khi trẻ em không còn cần đồ chơi nhưng mê mệt với mỹ phẩm. Hãy ngừng sử dụng trẻ em cho các chiến dịch quảng cáo, hãy ngưng việc để các bé xuất hiện với môi son đỏ chót, tóc xoăn và gương mặt make up quá đậm”, cô viết trên trang cá nhân.
Năm 2016, khảo sát từ Đại học Sungshin ở Seoul với 288 bé gái đang học tiểu học cho kết quả 42% các bé trang điểm trước khi tới trường.
Năm 2018, tỷ lệ đã lên đến 70%. Một số bà mẹ còn tự hào khi thấy con gái thích làm đẹp. “Tôi muốn con gái trưởng thành đúng với giới tính, tâm lý của một bé gái”, cô Kwon Ji Hyun (36 tuổi) chia sẻ.
Thị trường tiềm năng nhưng đây rõ ràng là việc kiếm tiền đầy rủi ro. Chưa có những chứng minh rõ nét về việc trẻ em an toàn tuyệt đối với mỹ phẩm. Ảnh hưởng tiêu cực đáng quan ngại hơn là sự phát triển tinh thần của các bé. Các cha mẹ và công ty mỹ phẩm đang chú trọng đến ngoại hình. Từ khi còn nhỏ, các bé gái Hàn Quốc đã tồn tại suy nghĩ sắc đẹp liên quan đến thành công.
“Thật tồi tệ khi xã hội chú trọng ngoại hình. Áp lực của những giờ học kéo dài cộng thêm áp lực phải xinh đẹp sẽ hủy diệt tuổi thơ các bé”, Washington Post bình luận.
Hà Thanh
Đối với sự phát triển của trẻ, điều quan trọng nhất vẫn là môi trường giáo dục trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay cha mẹ thường giúp con cái quá nhiều trong cuộc sống. Điều đó khiến trẻ thụ động và không có nhiều trải nghiệm riêng.