Nguyên soái Liên Xô Georgy Konstantinovich Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng và quy mô trận thắng,ờitiêntrikhiếnthếgiớinểphụccủanguyênsoátrực tiếp tỷ số bóng đá ý về tài năng chỉ đạo chiến dịch, chiến lược trong Thế chiến thứ hai. Ông cũng nổi danh với những phán đoán, đánh giá mang tầm chiến lược của mình.
Từ tháng 2/1941, trên cương vị Tổng tham mưu trưởng, Zhukov từng cảnh báo về "một cuộc tấn công bất ngờ của phát xít Đức". Để ngăn chặn, cần thiết phải giành quyền chủ động chiến lược trong mọi trường hợp, kể cả việc triển khai tấn công các đơn vị quân Đức khi xác định chắc chắn thời gian chúng triển khai tấn công.
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại bắt đầu. Là người hiểu rõ tư tưởng quân sự Đức và sau khi nghiên cứu sự bố trí lực lượng của quân Đức trên chiến trường, Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không đánh ngay vào Moscow, mà sẽ nhằm vào Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô) để từ đó tập kích vào hông và cánh phải của Phương diện quân Tây Nam đang giữ Kiev.
Nguyên soái Liên Xô Georgy Konstantinovich Zhukov (bên phải). Ảnh: Wikipedia |
Từ đó, Zhukov đề xuất một kế hoạch táo bạo: điều quân trấn thủ phía tây Moscow đến tăng cường cho Phương diện quân Trung tâm, rút phương diện quân Tây Nam khỏi Kiev, lui về phía tây sông Dnepr để tránh bị bao vây.
Đề xuất của Zhukov không được chấp nhận. Và quả nhiên, ngày 5/9/1941, quân Đức mở cuộc công kích vào sau lưng Phương diện quân Tây Nam. Mặc dù Bộ Chỉ huy Hồng quân đã tổ chức các Phương diện quân Trung tâm và Bryansk, nhưng do không đủ lực lượng, phương tiện, do sự thụ động của một số chỉ huy và do quyết định rút quân được đưa ra quá muộn, nên quân Đức với ưu thế vượt trội đã hợp vây và gây thiệt hại nặng cho Phương diện quân Tây Nam, chiếm Kiev.
Ngày 15/11/1941, quân Đức mở đợt tổng công kích mới vào Moscow. Được giao tổng chỉ huy công việc phòng thủ thủ đô, dưới áp lực nặng nề, Zhukov vẫn bình tĩnh nhận ra một sai lầm quan trọng trong kế hoạch tấn công của quân Đức. Đó là chủ trương bao vây Moscow nên dốc toàn lực đánh mạnh ở hai cánh, nhưng 6 quân đoàn bố trí ở chính diện hầu như không làm gì cả.
Từ đó, ông đề xuất một kế hoạch táo bạo: rút bớt một phần lớn lực lượng ở trung tâm để tăng cường cho hai cánh. Nhờ vậy mà Hồng quân đã không phải tung lực lượng dự bị vào trận mà "để dành" cho đợt phản công mở màn vào ngày 6/12. Đến khi quân Đức nhận ra sai lầm và bắt đầu tấn công vào khu vực chính diện, thì sự phòng thủ hết sức kỹ lưỡng của Hồng quân đã chặn đứng tất cả các đợt tấn công của chúng.
Trong trận Stalingrad, sau một đợt phản công mạnh vào cạnh sườn quân Đức không thành công (nhưng đã buộc quân Đức phân tán lực lượng khỏi Stalingrad), Zhukov kết luận rằng quân đội Liên Xô tại Stalingrad chưa đủ mạnh để tổ chức phản công. Ông đề xuất phải tăng cường lực lượng cho khu vực xung quanh Stalingrad và trong thời gian chờ đợi, nên tổ chức phòng ngự tích cực để tiêu hao dần lực lượng quân Đức. Ý kiến này được Tổng tư lệnh Tối cao I. V. Stalin chấp nhận.
Ngày 15/4/1943, trùm phát xít Hitler ra chỉ thị cho Bộ Chỉ huy quân đội Đức xây dựng kế hoạch cho chiến dịch Thành trì nhằm vào Vòng cung Kursk. Trong khi từ trước đó, ngày 8/4, Georgy Zhukov, trên cơ sở các tin tình báo thu thập được, đã gửi điện báo cáo Stalin rằng quân Đức sẽ cố gắng để cắt đứt "chỗ lồi" Kursk, bao vây và tiêu diệt các lực lượng Hồng quân thuộc Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Voronezh đang bố trí tại đây.
Do có sự chuẩn bị tốt, Hồng quân đã tiến hành thành công trận Vòng cung Kursk, quyền chủ động chiến lược chuyển hẳn sang phía Liên Xô.
Đầu năm 1945, trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin, đã có những đề xuất đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm chiến dịch phòng thủ phản công Moscow năm 1941, Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công từ hai bên sườn vào ba phương diện quân Liên Xô, lúc này đã tạo thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin.
Đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hồng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin.
Chính vì vậy, ông đề nghị phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder và làm thật tốt công tác chuẩn bị, đồng thời, tiến hành trinh sát, lập những tấm bản đồ chi tiết thành phố Berlin và cấp phát xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Thực tế chiến dịch Berlin đã diễn ra đúng như Zhukov dự đoán. Chiến dịch thành công là bằng chứng về trình độ nghệ thuật quân sự của các tướng lĩnh Liên Xô-hàng đầu là Nguyên soái Zhkov.
Với tài năng quân sự lỗi lạc, với võ công vang dội, Zhukov được nhân dân Liên Xô gọi bằng cái tên trìu mến “Vị nguyên soái của chiến thắng”. Đại tướng (sau là Tổng thống) Mỹ Eisenhower thừa nhận, Zhukov là người mà thế giới "mắc nợ" lớn hơn bất kỳ nhân vật quân sự nổi tiếng nào khác vì những chiến công chống phát xít.
Nhà nghiên cứu Geoffrey Roberts xem Zhukov là vị tướng giỏi nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Còn Axell, tác giả cuốn "Zhukov - người chiến thắng Hitler" cũng cho rằng Zhukov là một thiên tài quân sự quân sự mang tầm cỡ của Alexander Đại đế và Napoleon.
Xem tin tức quốc tế trên VietNamNet
Nguyên Phong
Đầu tháng 5/1945, bất chấp việc thủ đô Berlin bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm và Hitler đã tự sát, tại một số nơi trong đó có Tiệp Khắc, quân Đức vẫn không chịu hạ vũ khí.