Bữa tiệc Giáng sinh giản dị
Tọa lạc tại Pasadena,ọcsinhViệttạiCaliforniađónnămmớitrongbốicảnhđạidịthứ hạng của cska moskva phía Đông thành phố Los Angeles (California, Mỹ), Viện Công nghệ California (California Institute of Technology – Caltech) là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới về khoa học kĩ thuật. Tuy có quy mô nhỏ với khoảng 2.200 sinh viên, bao gồm 900 sinh viên đại học, 1.300 học viên thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ, nhưng Caltech vẫn thường xuyên công bố những nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực Hóa học và đạt nhiều giải thưởng mang tầm cỡ quốc tế, điển hình như giải Nobel Hóa học năm 2018 cho bà Frances Arnold.
Với quy mô nhỏ và hoạt động chưa đến 150 năm nhưng Viện Công nghệ California không ít lần vượt lên trên các tên tuổi kỳ cựu như Harvard, Yale, Princeton để trở thành đại học tốt nhất thế giới.
Sinh viên Việt ở Caltech cũng không nhiều, không quá 10 người. Do đó, chúng tôi đều quen biết lẫn nhau và gặp mặt mỗi dịp rảnh rỗi. Những ngày cuối năm luôn là lúc bận rộn nhất, bởi ai nấy đều cố gắng tập trung hoàn thành nốt công việc của năm 2021. Người bận ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì, người bận trợ giảng cho giáo sư, người bận thí nghiệm để thu thập số liệu hoàn thành bài nghiên cứu. Kì nghỉ đông chỉ có vài tuần nhưng luôn được mong đợi, bởi đây là thời điểm mọi người có thể trở về Việt Nam thăm gia đình.
Tuy xa quê hương nhưng hội người Việt ở Caltech vẫn tự tạo cơ hội để quây quần dịp lễ tết. Khoa Hóa học của tôi mọi năm thường tổ chức một buổi tiệc Giáng sinh để giáo sư, sinh viên cũng như nhân viên trong khoa gặp mặt chung vui. Do dịch bệnh COVID-19, buổi tiệc này đã không diễn ra từ hai năm nay. Tuy nhiên, nhà trường cũng gửi tặng mỗi thành viên trong khoa Hóa học và bạn bè một suất ăn Giáng sinh truyền thống nho nhỏ. Tôi và những bạn người Việt khác cũng nhân dịp này tụ họp, vừa để giải tỏa căng thẳng sau một kì học bận rộn, vừa để bớt đi phần nào nỗi nhớ nhà.
Cấn Trần Thành Trung, nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Toán học năm thứ tư, chia sẻ: “Lần cuối mình về Việt Nam là từ mùa hè 2019, còn kế hoạch trở về năm 2020 và 2021 đều đã tan vỡ do COVID-19. Đã lâu chưa thăm gia đình, mình cũng nhớ nhà lắm, nhưng hội bạn bè Việt ở Caltech cũng làm mình ấm lòng. Lần nào gặp mặt mọi người mình cũng cảm thấy rất vui hẳn”.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, tôi và các bạn khác cũng chưa về Việt Nam do bận chuẩn bị cho kì thi toàn diện sau hai năm đầu chương trình Tiến sĩ, hay hoàn tất hồ sơ tìm việc hoặc đăng ký vào các chương trình sau đại học. Không ai ngờ rằng đó là cơ hội cuối cùng có thể dễ dàng tìm được chiếc vé máy bay, thường chỉ trên dưới 20 triệu đồng cho một chuyến khứ hồi. Hiện giờ, với mức giá gần 100 triệu đồng, chuyến bay về nhà là một ước mơ quá xa xỉ cho mức lương của nghiên cứu sinh như chúng tôi.
Tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp cũng khiến mọi người đôi chút lo ngại, nhất là về biến chủng Omicron, mặc dù chúng tôi đều đã tiêm vắc xin tới mũi thứ ba.
Đồng Thanh Hải, nghiên cứu sinh khoa Hóa, tâm sự : “Giáng sinh này mình không đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong bang California nhưng cũng phải đề phòng. Omicron lây lan nhanh hơn nhiều những biến chủng khác, ảnh hưởng đến cả người trẻ tuổi cũng như người đã tiêm vắc xin”.
Chúng tôi chỉ hy vọng rằng dịch bệnh sẽ sớm ổn định để phần nào được quay lại cuộc sống bình thường.
Cũng chỉ còn khoảng một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, chẳng ai trong chúng tôi hy vọng được về Việt Nam đón Tết cùng gia đình. Chúng tôi bàn tới một bữa tiệc nho nhỏ đón Tết trên đất Mỹ. Rất may là Caltech chỉ cách quận Cam (Orange County) và Little Saigon không xa, nơi kiều bào Việt Nam sinh sống đông nhất trên nước Mỹ.
Tết này xa nhà, bạn Lê Bá Khoa, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Hóa học năm 2, trông đợi giây phút được quây quần cùng bạn bè bên chiếc bánh chưng, bánh tét hay đĩa nem rán. Tuy không đầy đủ thể bằng cái Tết truyền thống ở Việt Nam, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm chúng tôi ấm lòng khi được tận hưởng phẩn nào bầu không khí Việt.
Mong sớm được trở về
Cách Caltech 40 km, tại phía Tây thành phố Los Angeles, Vũ Thái Hà – nghiên cứu sinh Tiến sĩ năm thứ 5 ngành Tin sinh học (Bioinformatics) ở Đại học California, Los Angeles (University of California, Los Angeles – UCLA) cũng trong cảnh ngộ tương tự. Không có cơ hội về nhà, Hà tính đi du lịch ở Canada, nhưng cuối cùng cũng hủy bỏ kế hoạch vì lo sợ không trở lại được Mỹ trong tình hình dịch bệnh tiến triển phức tạp.
Hà cùng bạn bè quyết định sử dụng kỳ nghỉ cuối năm để làm điều gì đó có ích. Bạn xung phong nấu 60 phần cơm rang ủng hộ cho một nhà thờ ở địa phương để phát miễn phí cho người vô gia cư. Hà tin rằng đây là một món quà nhỏ có ý nghĩa làm ấm lòng những người dân thiệt thòi, khi mà mọi người đều được quay quần đầm ấm cùng gia đình trong ánh đèn lung linh trên những cây thông Noel.
Vũ Thái Hà (thứ 2 bên phải) và những suất ăn nấu cho người vô gia cư |
Vốn là một người mê món ăn Việt, Hà thỏa mãn nỗi nhớ quê hương của mình bằng những món ăn ở một nhà hàng Việt Nam ở quận Cam. Bên đĩa bánh xèo và bát cháo gà, những món tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ tìm trên nước Mỹ, Hà tâm sự: “Giáng sinh và năm mới này mình không được gặp gia đình cũng hơi buồn. Tuy nhiên, được ăn đồ ăn Việt và cầm trên tay ly trà sữa, mình được tận hưởng một góc nhỏ của Việt Nam nên cũng bớt phần nào nỗi nhớ gia đình”.
Vài ngày nghỉ cũng giúp Hà thư giãn để tiếp tục hoàn thành nghiên cứu cho tấm bằng Tiến sĩ. Hà nói: “Nhóm nghiên cứu của mình cũng có đề tài tìm hiểu quy trình biến thể của virus corona. Hiện giờ mình chưa tham gia đề tài này nhưng rất mong muốn được đóng góp một phần trong việc nghiên cứu để sớm kết thúc dịch bệnh”.
Như sinh viên Caltech chúng tôi, Hà cũng có ước muốn được trở về Việt Nam sớm nhất.
“Đã gần hai năm rồi mình chưa về nhà. Mình vẫn chưa thể tìm được vé máy bay, bởi chi phí đi lại và cách ly hiện giờ lên tới hàng trăm triệu đồng. Hơn nữa, dù đã được tiêm ba mũi vắc xin, mình vẫn sẽ phải cách ly ít nhất một tuần, trong khi lịch nghỉ phép của nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Mỹ thường chỉ kéo dài khoảng 3 tuần mỗi năm, bao gồm kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới. Mình thấy mừng vì đã có chuyến bay thẳng giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng chưa biết bao giờ mới có cơ hội được bay. Mong chính phủ sớm mở lại đường bay thương mại để du học sinh có cơ hội về quê. Hàng ngày, mình đều dõi theo tin tức hàng không Việt Nam với mong muốn được trở về” - Hà nói.
Lê Nguyễn Vương Linh (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Hóa học năm thứ 4 tại Viện Công nghệ California).
Thay vì chấp nhận trả trăm triệu để hồi hương, người Việt ở nước ngoài tìm cách về nước qua Campuchia. Tuy khổ nhưng rẻ hơn. Trong khi đó, nhà chức trách đang vẫn rập rình câu chuyện mở bay thương mại.