Thời gian qua,ôngdânkhởinghiệpsángtạkết quả vitesse nhiều nông dân (ND) trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực thi đua lao động và mạnh dạn đổi mới trong sản xuất. Áp dụng những kiến thức khoa học, kỹ thuật, ND đang góp phần xây dựng nền nông nghiệp ngày càng phát triển hiện đại hơn.
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp phường Tân Hiệp, TP.Tân Uyên nghiệm thu đề tài “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong dây chuyền xay xơ dừa”
Từ ý chí đến thành công
Tham quan vườn rau xanh mướt của anh Nguyễn Văn Cưng ở khu phố Phú Trung, phường Phú Chánh (TP.Tân Uyên), chúng tôi thấy được sự thành công về năng suất cây trồng khi được canh tác bằng kinh nghiệm và quy trình kỹ thuật hiện đại. Trước đây, anh Cưng trồng các loại hoa màu nhưng hiệu quả sản xuất không cao. Năm 2015, anh được hỗ trợ vốn từ Quỹ Hỗ trợ ND và tham gia các lớp tập huấn cây trồng. Từ đó, anh mạnh dạn quyết định trồng rau trong nhà lưới hở trên diện tích 1.000m2. Với sự thay đổi này đã mang lại mô hình mới hiệu quả, anh Cưng đạt thu nhập bình quân hơn 400 triệu đồng/năm. Không những vậy, anh còn rất tích cực đóng góp, tham gia các phong trào thi đua của Hội ND và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để ND cùng nhau phát triển kinh tế.
Từ phong trào ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, Hội ND các cấp trong tỉnh tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo, trang bị kiến thức về tiến bộ khoa học kỹthuật, văn hóa xã hội, pháp luật, thị trường và hội nhập. Nhiều ND vượt khó quyết tâm vươn lên; dám nghĩ, dám làm; khai thác mọi tiềm năng đất đai; tìm tòi đưa vào thử nghiệm, nhân rộng các loại cây, con mới và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Ông Lâm Thành Thương ở xã Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên) là một nông dân điển hình như thế. Ông đã khởi nghiệp thành công với các loại cây ăn trái có múi như cam, quýt đường, bưởi da xanh thành công với diện tích 120 ha. Ông Thương cho biết: “Trước đây, các hộ dân trồng cây ăn trái có múi trên địa bàn xã Hiếu Liêm đều trồng cây theo phương pháp truyền thống, đào hố bón lót và đặt cây trồng ngang mặt đất. Khi khởi nghiệp, tôi đã tiên phong trong việc đưa kỹ thuật móc rãnh, vun bồn trồng cây để xử lý ra trái theo ý muốn và phòng trừ sâu bệnh dễ dàng hơn. Những trang trại áp dụng mô hình này cho ra sản phẩm trái vụ, cơ bản giải quyết được nguồn sản phẩm tạo ra và đáp ứng được yêu cầu của thị trường”.
Trang trại của ông Thương được lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, luôn bảo đảm nguồn nước cho cây. Hiện tại, ông còn liên kết với trang trại SOL Retreat Farm, tạo thành khu sản xuất gắn với du lịch sinh thái vườn, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài tỉnh. Hình thức liên kết này góp phần tăng doanh thu cho gia đình khoảng 20 - 25 triệu đồng/tuần. Sự thành công từ trang trại của ông Thương làm nòng cốt để thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội ND nghề nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.
Sáng tạo, hiệu quả
Người ND trong thời đại mới cần phải có khả năng thích ứng và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; có kỹ năng sử dụng máy móc, biết kết hợp bản chất cần cù và sáng tạo; biết liên kết trong sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường… Và, Đề án “Hỗ trợ ND khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương” đã hỗ trợ ND có điều kiện sáng tạo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Đơn cử, dây chuyền xay xơ dừa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp phường Tân Hiệp, TP.Tân Uyên là một mô hình đã được đề án hỗ trợ. Hợp tác xã được thụ hưởng từ đề tài với kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Sau khi được hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong dây chuyền xay xơ dừa, hợp tác xã có cơ hội phát triển ngành nghề; tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu có sẵn trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, cung cấp vật tư trồng trọt tại chỗ; đáp ứng thị trường nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm nhiên liệu cho công nghiệp.
Tại phường Tân Hiệp (TP. Tân Uyên), ông Lê Văn Hòn cũng là một ND tiêu biểu cho sự linh động, sáng tạo trong sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Hòn trồng nấm bào ngư, nấm linh chi, kết hợp với chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Với diện tích khoảng 750m2, ông làm trại trồng nấm, mỗi tháng trừ chi phí, cho nguồn thu khoảng 100 triệu đồng/tháng và tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động. Ngoài công việc chăn nuôi, sản xuất nấm thương phẩm, giống phôi nấm linh chi, nấm bào ngư, ông Hòn còn kinh doanh mùn cưa, vật liệu các loại làm nấm, nhận thiết kế và xây dựng trại nấm cho các hộ có nhu cầu trồng nấm. Ông Hòn rất nhiệt tình phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ ND ở địa phương.
Theo Hội ND tỉnh, thời gian tới các cấp hội sẽ tiếp tục tuyên truyền cán bộ, hội viên ND mạnh dạn cơ cấu lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững, nông thôn văn minh, ND giàu có.
Người ND trong thời đại mới cần có khả năng thích ứng và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; có kỹ năng sử dụng máy móc, biết kết hợp bản chất cần cù và sáng tạo; biết liên kết trong sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường… Và, Đề án “Hỗ trợ ND khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương” đã hỗ trợ ND có điều kiện sáng tạo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.