Thông tin được ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu,ơnliềuvaccineCovidtạiTPHCMhếthạndùnhan dinh bong da net Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, báo cáo bằng văn bản, tại cuộc làm việc với đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch, thực hiện chính sách về y tế cơ sở, y tế dự phòng,ngày 3/3.
Theo đó, từ ngày 8/3/2021 đến 26/2/2023, qua 149 đợt phân bổ vaccine Covid từ Bộ Y tế (trong tổng số 186 đợt phân bổ cho toàn quốc), TP HCM đã nhận 22,49 triệu liều. Đến nay, thành phố đã sử dụng gần 22,16 triệu liều, còn hạn dùng 81.822 liều và 257.549 liều đã hết hạn.
Trong số hết hạn dùng, nhiều nhất là vaccine cho người lớn của hãng Pfizer (hơn 247.000 liều), tiếp theo là vaccine của Moderna (gần 6.000 liều) và AstraZeneca hơn 3.700 liều. Vaccine của Pfizer tiêm cho trẻ em không còn tồn.
Báo cáo của ông Châu cho biết khi tiếp nhận vaccine, TP HCM đẩy mạnh công tác tiêm vaccine với phương châm các quận, huyện và TP Thủ Đức giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo tiến độ và an toàn. Nguồn vaccine đáp ứng tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên, giúp bao phủ tiêm chủng cho cộng đồng.
Nhìn lại hai năm chống dịch vừa qua, Phó giám đốc Sở Y tế cho rằng nguồn vaccine gián đoạn ở một số thời điểm như giai đoạn đầu dịch do vaccine khi đó còn khan hiếm, khả năng cung ứng hạn chế trên toàn cầu. Ngoài ra, vaccine Moderna tiêm trả mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi bị thiếu, từ đầu tháng 12/2022 đến nay chưa có để tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Một số đợt Bộ Y tế phân bổ số vaccine cao hơn so với nhu cầu tiêm thực tế của địa phương. "Trong khi đó hạn sử dụng của vaccine ngắn, đặc biệt đối với các vaccine rã đông", ông Châu giải thích trong báo cáo và thêm đó là lý do dẫn đến tình trạng chung ở cả nước là không sử dụng kịp hạn dùng, phải hủy bỏ vaccine.
Đây là lần đầu tiên TP HCM công bố số vaccine Covid-19 hết hạn, cũng là địa phương đầu tiên cả nước có động thái này.
Cũng tại cuộc làm việc, ông Châu cho biết nhiều bác sĩ, bệnh viện đang cảm thấy "không công bằng" khi phải kiểm điểm về những quyết định mua sắm y tế trong thời gian chống chọi Covid-19.
Sở Y tế TP HCM kiến nghị hoàn thành chính sách khung pháp lý trong công tác mua sắm thuốc, nhằm mua được hàng hóa có chất lượng với giá cả hợp lý thay cho mục tiêu mua với giá rẻ nhất. Đặc biệt, có quy định, hướng dẫn cụ thể trong trường hợp phòng, chống dịch.
Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng cũng kiến nghị định giá 0 đồng với thiết bị y tế viện trợ chống Covid-19, do rất khó xác định giá trị tài sản, và ủng hộ chuyển thành tài sản công.
Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội ghi nhận những kiến nghị của Sở Y tế TP HCM, đồng ý đánh giá "việc mua sắm phòng chống dịch Covid-19 cần dựa trên tình hình thực tế và Nghị quyết 30".
Mỹ Ý