Đồng thời,ôngdânsốởBắtài xỉu bóng đá tuyên truyền, trang bị kỹ năng, kiến thức về CĐS cho cán bộ, hội viên; trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, HND các cấp kết nối phần mềm để làm việc, xử lý văn bản trên máy vi tính và điện thoại thông minh; cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội cấp tỉnh và cấp huyện kịp thời trên website của Hội giúp công tác chỉ đạo, triển khai diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, hoạt động Hội ngày càng hiệu quả; tổ chức tư vấn, hướng dẫn cài đặt và sử dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam cho cán bộ, hội viên (App Nông dân Việt Nam) do Trung ương HND Việt Nam hợp tác cùng Tập đoàn VNPT xây dựng với nhiều tính năng hỗ trợ cho hội viên và thúc đẩy quá trình số hoá trong hoạt động quản lý của HND.
Đây là bước tiến quan trọng, đưa mọi hoạt động trong công tác quản lý và sinh hoạt hội lên không gian số.
App Nông dân Việt Nam có các mục chính như: Đại hội, quản lý hội viên dành cho cán bộ Hội; tin nhắn, cộng đồng, bản tin, khám phá, dự báo thời tiết và khuyến cáo nông vụ chính xác, bán hàng, mua sắm… giúp cán bộ, hội viên cập nhật thông tin, mở rộng giao lưu, kết nối, chia sẻ trực tuyến thuận lợi. Đến nay, toàn tỉnh có gần 44 nghìn cán bộ, hội viên kích hoạt App Nông dân Việt Nam.
Anh Nguyễn Trương Trọng Điểm, Chủ tịch HND phường Khắc Niệm (TP Bắc Ninh) cho biết: “Sau khi App Nông dân Việt Nam ra mắt, tôi triển khai đến Ban Chấp hành HND phường, chi Hội các khu phố để hướng dẫn, tuyên truyền hội viên, nông dân cài đặt và sử dụng. Thông qua sử dụng App, các cấp Hội tuyên truyền nhanh, hiệu quả và kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến hội viên nông dân; đồng bộ, tích hợp dữ liệu hội viên với dữ liệu dân cư quốc gia; quản lý, khai thác hiệu quả dữ liệu hội viên. Ngoài ra, đây cũng là một kênh kết nối nông dân với nông dân, nông dân với các thông tin chính trị, kinh tế - xã hội…”.
Nhằm giúp hội viên, nông dân tiếp cận và ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, HND tỉnh tập trung tuyên truyền để hội viên, nông dân thấy được giá trị, ý nghĩa của việc ứng dụng CĐS trong xu thế phát triển hiện nay. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về CĐS cho 1.600 hội viên, nông dân.
Ký kết chương trình phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai hỗ trợ nông dân CĐS trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa; rà soát, hỗ trợ gần 4.100 hộ đăng ký tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử POSTMART; tập huấn, hướng dẫn phương thức bán hàng trên sàn thương mại điện tử cho 800 hội viên, nông dân; tập huấn về sở hữu trí tuệ cho 200 hội viên, nông dân.
Phối hợp các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp có chất lượng tốt cho nông dân thông qua tổ hợp tác, HTX, chi, tổ Hội nghề nghiệp gắn với chuyển giao kỹ thuật, bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh; triển khai thí điểm việc sử dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật, gieo hạt, rải phân bón; hướng dẫn nông dân sử dụng tem truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương trên các sàn thương mại điện tử…
Cán bộ, hội viên nông dân tiếp cận và từng bước làm chủ công nghệ số ứng dụng vào đời sống, sản xuất. Điển hình như ông Trần Văn Tường, chủ trang trại nuôi gà ở phường Trang Hạ (TP Từ Sơn) đầu tư xây dựng hệ thống chuồng lạnh, máy ấp trứng, hệ thống cho ăn và uống nước tự động, hệ thống điện và máy phát điện dự phòng.
Ông Tường cho biết: “Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng nhờ áp dụng công nghệ hiện đại nên vật nuôi ít bị bệnh, giảm chi phí thuốc men, nâng cao chất lượng và sản lượng vật nuôi; một số khâu được thực hiện tự động hóa nên số lượng công nhân làm việc trực tiếp giảm 50%”.
Còn đối với anh Trần Đình Kỹ, Giám đốc HTX thảo dược Cát Cát, xã Trung Chính (Lương Tài), CĐS giúp anh tiếp cận, học tập kinh nghiệm từ những người đi trước; khai thác truyền thông đa phương tiện trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa sản phẩm của HTX đến tay người tiêu dùng thông qua các sàn thương mại điện tử, kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội…
Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Cùng với các cấp, ngành, các cấp hội và hội viên nông dân toàn tỉnh đang hướng đến mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nền tảng số, tự động hóa quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến; xây dựng nhật ký điện tử, số hóa dữ liệu vùng trồng, truy xuất nguồn gốc... các sản phẩm nông nghiệp.
Trong đó, trọng tâm là vận động nông dân chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh nông sản và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Để đạt mục tiêu đó, HND tỉnh tiếp tục phối hợp các cơ quan, đơn vị chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hội viên về mục đích, lợi ích của công tác CĐS. Tập trung trang bị kỹ năng, kiến thức về CĐS cho nông dân nhằm tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất, giới thiệu quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Thông qua các nền tảng số cũng là cơ hội để nông dân kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh; thúc đẩy cơ hội kích cầu, đầu tư, liên kết, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
TheoThanh Ngân(Báo Bắc Ninh)