“Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang bị phá vỡ,ýdoôngTrumpđánhphủđầuBắcKinhtrướcđàmphánthươngmạket qua bong da net hom nay khi những nước giàu có nhất thế giới lại nhận mình là nước đang phát triển để tránh các quy tắc của WTO và hưởng những ưu đãi đặc biệt. Sẽ không như thế nữa”, ông Trump tuyên bố trên Twitter hôm 26/7.
Ngoài ra, người đứng đầu Nhà Trắng cũng chỉ đạo Văn phòng Thương mại Mỹ ngừng coi nền kinh tế Trung Quốc thuộc diện “nước đang phát triển”, trong trường hợp WTO không bắt đầu những cải cách liên quan đến “lợi thế không công bằng” của nhiều nước trong vòng 90 ngày tới.
Ông Trump đánh phủ đầu TQ trước đàm phán thương mại |
Để đáp trả, giới truyền thông Trung Quốc đã công kích chính quyền Washington, và coi chiến thuật này của Mỹ là “mánh khóe cũ” nhất định sẽ thất bại.
“Các thành viên thuộc tổ chức WTO sẽ phải tranh luận về vấn đề này, và cùng nhau đưa ra quyết định. Mỹ không có tiếng nói quyết định việc này”, Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế Giới vì Xã hội Trung Quốc, ông Huo Jianguo nhận định.
“Thật mỉa mai khi trong bất kỳ trường hợp nào, Mỹ cũng đơn phương hành động, và nước này chỉ nhìn vào lợi ích của riêng mình. Ông Trump là một ‘trùm đánh thuế’, ông ấy phát động thương chiến với Trung Quốc và nhiều nước khác, và chia thế giới làm 2 phe bạn bè và đối địch, dựa theo việc nước đó có theo Mỹ hay không. Ví dụ như những động thái của Mỹ trong thương chiến với Trung Quốc đã phủ nhận nhiều nguyên tắc của WTO”, giáo sư Fabio Massimo Parenti thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Lorenzo de Medici của Italia nói.
Ông Parenti cũng nói thêm rằng, Mỹ đang kêu gọi WTO cải cách thị trường, “lên án những vấn đề của Trung Quốc mà không đưa ra bằng chứng”, bao gồm “những vấn đề an ninh quốc gia liên quan tới các tập đoàn viễn thông hay như vấn đề ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ”.
Mỹ luôn quan ngại những vấn đề an ninh quốc gia liên quan tới Trung Quốc |
Trong khi đó, giáo sư Thomas Prusa thuộc Đại học Rutgers lại tin rằng chính phủ Mỹ đang cố tình tăng áp lực lên Trung Quốc trước cuộc đàm phán sẽ diễn ra tại Thượng Hải.
“Những luật lệ khác nhau dành cho những nước đang phát triển trong WTO không có gì mới. Chính quyền Trump tuyên bố rằng họ không thích những thỏa thuận đã đạt được trong quá khứ. Thay đổi các quy tắc có thể được coi như một phần của việc đàm phán thông thường. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và nhiều nước phát triển khác sẽ phải đưa ra gì đó để đàm phán. Nhưng Washington lại chỉ muốn mọi việc diễn ra theo hướng một chiều, đó là Mỹ sẽ được phần lợi nhiều hơn. Đó không phải là cách thức đàm phán thương mại thường diễn ra”, ông Prusa cho biết.
Giám đốc Học viện Nghiên cứu Chính trị Thương mại thuộc trung tâm Herbert A. Stiefel, ông Simon Lester cho rằng, “vấn đề thực sự ở đây là có một số quốc gia giàu có, nhưng lại tuyên bố mình là nước đang phát triển, và như vậy nước này sẽ thực hiện ít nghĩa vụ hơn tại WTO”.
Theo ông Trump, WTO không thể coi kinh tế Trung Quốc thuộc diện “đang phát triển”. Ảnh: hongkongfp |
“Không rõ tác động thực tế sẽ là bao nhiêu, nhưng ít nhất xét về lý thuyết, một số nước đang thực hiện nghĩa vụ ít hơn mức họ nên làm. Chính quyền ông Trump đòi hỏi một số thứ cơ bản, song một số chính sách thương mại mang tính đối đầu đã khiến cho việc tìm ra giải pháp cho vần đề này càng trở nên nan giải hơn”, ông Lester nói.
Tuy nhiên, theo lời Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow, ông “không mong đợi bất kỳ thỏa thuận lớn nào”. “Chúng tôi dự đoán, chúng tôi rất mong đợi phía Trung Quốc sẽ thông qua thiện chí, và giúp cân bằng thương mại qua việc việc mua các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp của Mỹ ở mức lớn”, đài CNBC dẫn lời phát biểu ông Kudlow.
Tuấn Trần