Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Thông tư 08 quy định chi tiết hoạt động bán buôn trong viễn thông đã được Bộ TT&TT ban hành và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 23/8/2024. Đây là 1 trong 2 thông tư hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông năm 2023.
Theườidùngsẽđượchưởnglợitừquyđịnhmớivềbánbuôndịchvụviễnthôty số bóng đáo phân tích của Cục Viễn thông, đơn vị được Bộ TT&TT giao chủ trì xây dựng Thông tư 08, tài nguyên viễn thông trong một số trường hợp là hữu hạn và việc thiết lập hạ tầng viễn thông có mức đầu tư lớn nên chỉ một số ít doanh nghiệp đủ khả năng thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ.
Thị trường viễn thông trong nước đã hình thành các mối quan hệ về bán buôn, nhưng Luật Viễn thông 2009 chưa có quy định điều tiết dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp khi triển khai cung cấp dịch vụ.
Quy định về hoạt động bán buôn trong viễn thông tại Luật Viễn thông năm 2023 đã tạo thuận lợi cho các thành phần doanh nghiệp khác nhau gia nhập thị trường, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường bán buôn, thúc đẩy chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông, bán buôn lưu lượng, dịch vụ giữa các doanh nghiệp.
Căn cứ quy định tại Luật Viễn thông năm 2023, Bộ TT&TT ban hành Thông tư 08 quy định chi tiết hoạt động bán buôn trong viễn thông nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường bán buôn dịch vụ viễn thông; đồng thời, đảm bảo các doanh nghiệp viễn thông mua buôn được tiếp cận với dịch vụ bán buôn với mức giá và các điều kiện điều khoản cung cấp dịch vụ công bằng, hợp lý, minh bạch; không phân biệt đối xử giữa các đối tượng mua buôn khác nhau.
Cục Viễn thông cũng cho biết, quy định mới còn hướng tới góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường bán lẻ thông qua thị trường bán buôn dịch vụ viễn thông. Từ đó, sẽ đem lại thêm nhiều lợi ích cho người tiêu dùng như được tiếp cận với các dịch vụ mới, có thêm nhiều lựa chọn về các gói dịch vụ với mức giá hợp lý hơn…
Chia sẻ quan điểm ở góc nhìn của Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VIA bình luận: Trên cơ sở thực tiễn cùng với việc xem xét các đặc tính của thị trường viễn thông Việt Nam - nơi mà phần lớn thị phần do một số ít các doanh nghiệp viễn thông nắm giữ, trong khi nhu cầu thị trường rất đa dạng, Hiệp hội thấy rằng việc có các hành lang cho hoạt động bán buôn viễn thông là điều hợp lý, và có lợi cho thị trường.
“Các điều khoản quy định trong Luật Viễn thông năm 2023 và trong Thông tư mới sẽ giúp định hướng tốt hơn cho hoạt động bán buôn dịch vụ viễn thông, với cách tiếp cận như Cục Viễn thông hay đề cập là “thoáng”. Chúng tôi cho rằng quy định mới hợp lý với tình hình thị trường hiện nay và đón đầu cho các thay đổi trong một vài năm tới”, ông Vũ Thế Bình nhận xét.
Người dùng sẽ có nhiều lựa chọn theo nhu cầu của mình
Bàn về những ảnh hưởng tác động của quy định mới về bán buôn dịch vụ viễn thông, chuyên gia Vũ Thế Bình nêu quan điểm: Trước tiên là, các hoạt động bán buôn hiện tại sẽ được các doanh nghiệp nhìn nhận theo khung hành lang, chính sách, để đưa vào hoạt động bài bản, minh bạch hơn. Điều này có lợi cho cả bên bán buôn và bên mua buôn. Cùng với đó, khả năng sẽ có thêm các doanh nghiệp quan tâm đến việc trở thành nhà viễn thông mua buôn, và bán lại cho các tập khách hàng hay các địa bàn cụ thể mà họ đang có hoặc hiểu rõ.
Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình cũng nhấn mạnh: Chính sách mới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường, thúc đẩy chia sẻ hạ tầng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, thì hệ quả là người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn theo nhu cầu của mình.
Thực tế, thị trường viễn thông Việt Nam đã có những thời điểm đột phá nhờ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh. Do đó, việc có thêm hành lang pháp lý cho hoạt động bán buôn dịch vụ viễn thông chắc chắn sẽ tác động tốt hơn cho lợi ích của người dùng cuối cùng.
“Chúng tôi cho rằng, hưởng lợi cuối cùng sẽ là người dùng. Họ sẽ được doanh nghiệp hiểu họ nhất chăm sóc và phục vụ. Trong chuỗi giá trị từ bán buôn đến bán lẻ, khi hoạt động trơn tru và tối ưu, thì cả bên bán buôn và bên mua buôn sẽ hưởng lợi. Khi đó, mỗi 'tay chơi' trong hệ sinh thái sẽ tập trung vào khâu mà họ giỏi nhất, hay khâu mà họ đạt hiệu quả nhất, thay vì làm từ A đến Z, điều mà không có doanh nghiệp nào có thể làm hoàn hảo 100%”,ông Vũ Thế Bình nêu quan điểm.
Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam cũng phân tích thêm, thị trường quyết định bởi cung - cầu và tính dự đoán được của chính sách, của các tác động chính sách, hoặc dự đoán được của các 'tay chơi' lớn. Do đó, về lý thuyết và kỳ vọng, tạo hành lang cho hoạt động bán buôn viễn thông, mà trong thực tế vẫn đang diễn ra, là điểm tích cực để thúc đẩy cạnh tranh, qua đó tạo giá trị tốt cho khách hàng. Khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn, với chi phí hợp lý hơn.
Thông tư 08 của Bộ TT&TT đã đưa ra một hành lang, khung, hướng dẫn để định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông trong việc thực thi hoạt động bán buôn, trên cơ sở bám theo các nguyên tắc: Đảm bảo công bằng, hợp lý, minh bạch thông tin, công khai...
“Chúng tôi cho rằng Thông tư đã thể hiện cách tiếp cận phù hợp khi xây dựng Luật viễn thông sửa đổi và các chính sách liên quan. Tuy nhiên, để chính sách thực sự tạo ra tác động trên thực tế thị trường, ngoài công tác thúc đẩy, hướng dẫn, vẫn cần các hoạt động đo lường kết quả, đánh giá định kỳ sau các chu kỳ thực hiện, để tu chỉnh - bổ sung nhằm đảm bảo định hướng hoạt động bán buôn viễn thông đến được các đích cuối cùng. Đó là, tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và mang lại lợi ích ngày càng tốt hơn cho người dùng”, chuyên gia Vũ Thế Bình lưu ý.
Tháo gỡ khó khăn cho nhà mạng trong phát triển hạ tầng viễn thông thụ độngViệc quy định cụ thể thẩm quyền của Bộ TT&TT, Sở TT&TT trong việc chủ trì quản lý, giải quyết tranh chấp và hiệp thương giá thuê hạ tầng viễn thông sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho các nhà mạng trong phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.